Sinh viên thực hành trong phòng thí nghiệm. Ảnh: HS |
Ngành Nông - Lâm - Thủy sản tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp sinh học, nông nghiệp sinh thái và nông nghiệp công nghệ cao - ứng dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Theo quyết định số 179/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ đến năm 2020, đề ra mục tiêu trong giai đoạn 2016-2020, đẩy mạnh phát triển toàn diện nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, bao gồm hệ thống các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và các vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Đến năm 2020, mỗi tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm xây dựng 7-10 doanh nghiệp, 5-7 vùng sản xuất nông nghiệp và mỗi vùng sinh thái có 1-3 khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Nông - Lâm - Thủy sản khoảng 8.100 người. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Nông - Lâm - Thủy sản chiếm khoảng 52,2%.
Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 7,60%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 39,04%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 2,59%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 2,57%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 0,4%.
Ngành Khoa học - Xã hội - Nhân văn bao gồm những ngành: xã hội học, tâm lý học, kinh tế học, nhân văn… nghiên cứu các vấn đề kinh tế xã hội, hành vi của người tiêu dùng… để làm cơ cở khuyến nghị cho các doanh nghiệp đánh giá nhu cầu thị trường, từ đó đưa ra các chiến lược phát triển sản phẩm để nâng cao doanh số.
Dự báo nhu cầu chỗ việc làm trống bình quân hàng năm của ngành Khoa học - Xã hội - Nhân văn khoảng 5.400 người. Nhu cầu nhân lực qua đào tạo của ngành Khoa học - Xã hội - Nhân văn chiếm khoảng 92,07%. Trong đó nhu cầu nhân lực trình độ sơ cấp và không bằng chiếm 2,91%; nhu cầu nhân lực trình độ trung cấp chiếm khoảng 30,17%; nhu cầu trình độ cao đẳng chiếm 16,41%; nhu cầu trình độ đại học chiếm 36,52%; nhu cầu trình độ trên đại học chiếm 6,07%.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận