04/02/2021 14:29 GMT+7

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội 'thả cá chép, không thả túi nilông'

MAI THƯƠNG
MAI THƯƠNG

TTO - "Nhiều người dân quen với sự có mặt của chúng em mỗi dịp này, nhưng cũng có những người né tránh, thậm chí chửi bới chúng em sao 'ăn cơm nhà, vác tù và hàng tổng'. Chúng em làm những việc này vì tình yêu với môi trường".

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 1.

Tình nguyện viên nhóm Cá chép giúp người dân thả cá tiễn ông Công, ông Táo tại cầu Long Biên (Hà Nội) - Ảnh: MAI THƯƠNG

Đó là chia sẻ của các tình nguyện viên của nhóm Cá chép - một tổ chức tình nguyện quen thuộc với người dân Hà Nội mỗi dịp lễ cúng ông Công, ông Táo. 

Sáng sớm 23 tháng chạp, trên cầu Long Biên (Hà Nội), cách một đoạn lại có một nhóm đứng cầm poster với khẩu hiệu "Thả cá chép, đừng thả túi nilông". Đã 8 năm nay, các thành viên nhóm Cá chép thay phiên nhau đứng trên cầu Long Biên để giúp người dân thả cá chép và rải tro xuống sông Hồng. 

"Chú đến thả cá chép đúng không ạ? Chú để vào thùng chúng cháu thả xuống cho, đừng vứt từ trên cầu xuống tội nghiệp cá chú ha?", vừa nói, Trần Thanh Cúc (sinh viên Đại học Mở Hà Nội) vừa cười thân thiện, đón lấy túi cá chép vàng từ tay người dân lên cầu thả cá.

"Em làm công việc này cũng được 4 năm rồi, còn nhóm Cá chép thì thành lập và hoạt động cũng đã 8 năm, từ năm 2012. Từ ngày 22 đến 23 tháng chạp, chúng em lại thay phiên nhau đứng đây để giúp người dân. Chúng em chia thành 2 nhóm, một nhóm đứng trên cầu để thả cá, một nhóm gom tro rồi mang xuống dưới cầu", Cúc cho biết. 

Cùng với các tình nguyện viên khác, Cúc luôn tay cho cá vào thùng, kéo xuống gần với mặt nước rồi bắt đầu thả cá bằng một sợi dây thừng nối với thùng nhựa, buộc với thành cầu theo nguyên lý ròng rọc để hạn chế lượng sức phải bỏ ra. 

"Từ những ngày đầu tham gia cho đến bây giờ, em cảm thấy người dân đã có ý thức hơn nhiều. Nhiều người quen với sự có mặt của chúng em, nhưng cũng có những người tránh né, họ muốn tự tay thả cá hoặc đổ tro. Thậm chí, vài người còn quát mắng chúng em thậm tệ, sao việc nhà không lo lại đi lo chuyện bao đồng làm gì. Nhưng chúng em ở đây cũng chỉ vì tình yêu với môi trường", Cúc tâm sự khi nhớ lại những kỷ niệm lúc tham gia chương trình. 

Với tình yêu đó, nhóm Cá chép với hơn 70 thành viên, năm nào cũng có mặt ở cầu Long Biên với niềm hi vọng người dân sẽ thay đổi được thói quen vứt túi nilông xuống sông Hồng, giữ cho mặt sông được sạch đẹp. 

Nguyễn Đức Toàn (sinh viên Trường ĐH Kinh tế kỹ thuật công nghiệp) - điều phối viên của dự án năm nay - cho biết: "Cứ đến gần tết là bọn em lại rủ nhau thực hiện dự án này. Mỗi lần mở link đăng ký cho tình nguyện viên là lại có rất nhiều đơn được gửi về, chúng em thấy vui vì mình không đơn độc. 

Người dân cũng gần quen với việc ý thức hơn trong bảo vệ môi trường. Năm nay vì dịch COVID-19 nên chúng em chỉ đứng trong hai ngày 22 và 23, còn mọi năm thì đứng từ ngày 21. Có những người bắt đầu đi thả cá từ ngày 21 nhưng năm nay không có chúng em đứng đây, họ thả xong đã biết buộc túi nilon vào thành cầu, chúng em chỉ việc đến và thu dọn nữa thôi. 

Đấy là chuyển biến đáng mừng và chúng em thấy vui vì điều đó". 

Là năm thứ 4 tham gia chương trình nhưng với Nguyễn Đức Thắng (sinh viên năm nhất Đại học Y Thái Bình), niềm vui vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu tiên. 

"Em tham gia lần đầu vào năm lớp 9 và đến nay cũng đã 4 năm đồng hành. Năm nay được nghỉ tết sớm, em về Hà Nội và đăng ký tham gia chương trình ngay, cứ sợ bỏ lỡ. Từ ngày đầu tham gia đến nay em đều làm vì tình yêu với môi trường và với Hà Nội. Mình đóng góp sức nhỏ thôi nhưng giữ cho Hà Nội của mình sạch đẹp là em vui rồi", Thắng chia sẻ.

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 2.

Tấm poster quen thuộc "Thả cá đừng thả túi nilon" được dùng từ năm này qua năm khác - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 3.

Phạm Minh Hải (sinh viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội) có mặt từ sáng sớm để nhận nhiệm vụ thả cá từ cầu xuống - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 4.

Những chú cá vàng trong túi nilông được thả xuống nước, theo quan niệm truyền thống của dân gian là phương tiện để tiễn táo quân lên chầu trời sau một năm ở hạ giới - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 5.

Những chú cá chép được thả cẩn thận vào thùng, nối với một sợi dây thừng rồi thả từ từ xuống gần mặt nước mới đổ úp xuống để cá không bị "bức tử" từ thành cầu xuống mặt nước - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 6.

Cá được cho vào thùng, từ từ thả xuống sông, tránh tình trạng cá rơi từ độ cao hàng chục mét và chết - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 7.

Túi nilông đựng cá được thu gom và đem đến bãi tập kết - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 8.

Tình nguyện viên đứng dọc cầu Long Biên sẵn sàng hỗ trợ người dân - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 9.

Túi tro được tập kết rồi đưa xuống chân cầu để đổ - Ảnh: MAI THƯƠNG

Nhóm bạn trẻ 8 năm giúp người Hà Nội thả cá chép, không thả túi nilông - Ảnh 10.

Là năm thứ 4 tham gia chương trình nhưng với Nguyễn Đức Thắng (sinh viên năm nhất Đại học Y Thái Bình), niềm vui vẫn nguyên vẹn như những ngày đầu tiên - Ảnh: MAI THƯƠNG

'Thả cá chép, không thả túi nilông'

TTO - Sáng 17-1 (23 tháng chạp âm lịch), người dân Hà Nội nô nức thả cá chép tiễn Táo quân về trời. Năm nay, mọi người đã ý thức và văn minh hơn trong việc thả cá, tích cực bảo vệ môi trường.

MAI THƯƠNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp