Nhọc nhằn mùa hội giảng

HƯNG HÀ
HƯNG HÀ

TT - Năm học nào cũng vậy, cứ vào tháng 10 tôi và đồng nghiệp các cấp học lại bước vào một mùa bận rộn, tất bật và đầy vất vả: mùa hội giảng.

Đầu tiên là viết sáng kiến kinh nghiệm. Việc này nhanh nhất cũng mất vài tuần. Không phải giáo viên nào cũng làm được hoặc nhiều người đã bí đề tài vì năm nào cũng cần sáng kiến để xét chiến sĩ thi đua các cấp. Vậy nên những giáo viên dạy lâu năm, lớn tuổi chỉ còn cách “xào” qua lại sáng kiến cũ. Giáo viên dạy được vài ba năm còn quá non tay nghề, thiếu kinh nghiệm thực tế để cho ra một sáng kiến thật sự có chất lượng. Và không hiếm những sáng kiến đi vay mượn hay đi xin. Nhưng không thể phủ nhận tất cả, có nhiều sáng kiến tâm huyết, hay và đáng để đồng nghiệp chia sẻ. Vậy mà sau khi chấm xong thì có hay đến mấy cũng chỉ bỏ vào... tủ hồ sơ lưu. Lãng phí chất xám, công sức và thời gian của giáo viên vô cùng.

Qua cửa ải sáng kiến kinh nghiệm là đến bài thi kiểm tra năng lực nhiều nhiêu khê. Bỏ ra hai ba tuần lên mạng tìm thông tư này, quyết định kia, điều lệ nọ, đọc văn bản, luật này luật khác chuẩn bị cho bài trắc nghiệm. Những giáo viên trẻ mới chân ướt chân ráo được hội giảng lần đầu tiên lo âu mất ăn mất ngủ, giáo viên sắp về hưu cũng phải gắng nhồi nhét thâu đêm chứ nếu rớt đồng nghiệp trẻ cười cho và biết ăn nói sao đây. Thế nhưng nhiều đề thi nhà trường ra như đánh đố, như hỏi về ngày, tháng, năm ra... văn bản!

Chưa ráo mồ hôi, chúng tôi lại ngược xuôi chuẩn bị hai tiết giảng dạy, những tiết thực hành quyết định thành công của mỗi người. Các cấp quản lý giáo dục chỉ đạo mạnh mẽ phải đổi mới phương pháp, tích cực đưa công nghệ thông tin vào dạy học, tự làm đồ dùng dạy học... Người có kinh nghiệm thì bối rối với cái khoản thiết kế giáo án điện tử.

Mấy bạn mới vào nghề thì lúng túng bởi kinh nghiệm giảng dạy ít, tay nghề chưa vững lắm, không biết lựa chọn hình thức, phương pháp nào để truyền tải tiết dạy sao cho học sinh hứng thú, người dự bị cuốn hút. Không thể nào làm khác, người không biết vi tính cũng cố nhờ bạn bè, người thân làm giùm giáo án điện tử. Người ngoài ngành nên thiết kế hiệu ứng nhiều, hình ảnh rực rỡ, tiếng động không đúng lúc... dẫn đến tiết dạy bị “cháy” giáo án, trực quan thiếu khoa học.

Dự giờ những tiết giảng này, chúng tôi thấy không những người dạy khổ mà những người dự cũng buồn héo hắt bởi tiết dạy được giáo viên lập trình sẵn, thầy trò đều là diễn viên, chỉ việc diễn như “kịch bản”.

HƯNG HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp