20/11/2015 11:41 GMT+7

Nhớ nghề xưa năm cũ, thời bây giờ còn không...

THUẬN THẮNG
THUẬN THẮNG

TTO - Xem bộ ảnh ghi lại những ngành nghề từng một thời vàng son ở Hà Nội, những giá trị  văn hoá, tinh thần sắp mai một qua ống kính của Lê Bích - một người chụp tự do.

Sinh ra trong một gia đình có các cụ thân sinh đều công tác tại Nhạc viện, ông Đặng Nguyên Hào có 10 năm theo học chuyên ngành biểu diễn piano tại trường Âm nhạc Việt Nam (1965-1975). Sau đó, ông được cử đi học một khóa 2 năm về lên dây đàn piano tại Nhà máy Tháng Mười Đỏ ở Moskva. Ngay khi về nước, ông trở thành người lên dây dàn và làm nghề được hơn 30 năm nay. ít ai biết, góp phần không nhỏ để tiếng đàn của nghệ sỹ danh tiếng Đặng Thái Sơn được bay bổng, ngân vang chính là nhờ Đặng Nguyên Hào. Ông là người được NSND Đặng Thái Sơn tin tưởng gửi gắm cây đàn của mình trước mỗi buổi biểu diễn. Ông đã được vinh danh trong cuốn sách “Người Hà Nội”  cùng 35 nhân vật tiêu biểu khác - Ảnh: Lê Bích
Sinh ra trong một gia đình có các cụ thân sinh đều công tác tại Nhạc viện, ông Đặng Nguyên Hào có 10 năm theo học chuyên ngành biểu diễn piano tại trường Âm nhạc Việt Nam (1965-1975). Sau đó, ông được cử đi học một khóa 2 năm về lên dây đàn piano tại Nhà máy Tháng Mười Đỏ ở Moskva. Ngay khi về nước, ông trở thành người lên dây dàn và làm nghề được hơn 30 năm nay. ít ai biết, góp phần không nhỏ để tiếng đàn của nghệ sỹ danh tiếng Đặng Thái Sơn được bay bổng, ngân vang chính là nhờ Đặng Nguyên Hào. Ông là người được NSND Đặng Thái Sơn tin tưởng gửi gắm cây đàn của mình trước mỗi buổi biểu diễn. Ông đã được vinh danh trong cuốn sách “Người Hà Nội” cùng 35 nhân vật tiêu biểu khác - Ảnh: Lê Bích

Lê Bích là người chụp tự do, ảnh của anh thiên về báo chí và xoáy sâu vào những giá trị văn hoá. Nhất là nét văn hoá hồn cốt của dân tộc đang ngày càng mai một. 

Ban đầu anh đi theo khuynh hướng nhiếp ảnh đèm đẹp: cây, hoa, lá, cành. Rồi một cuộc triển lãm ảnh của các nhà báo làm anh thay đổi suy nghĩ. Anh bắt đầu đi chụp những hình ảnh có nội dung rồi đến câu chuyện và cuối cùng là những câu chuyện văn hoá.

Lê Bích rất kì công lẫn thành công với bộ ảnh về giếng. Bộ ảnh giếng của anh là duy nhất ở Việt Nam.

Nhân ngày di sảng Việt Nam 23-11, anh  tổ chức một triển lãm cá nhân nho nhỏ về “Những người giữ nét tinh hoa Hà Nội” tại Đình Kim Ngân (số 42-44 phố Hàng Bạc, Q.Hoàn Kiếm, Hà Nội) từ 19-11 đến 31-12.

Bộ ảnh kể về những con người đang miệt mài giữ nghề cổ truyển hay lâu đời từng góp phần mang lại nét đa dạng, đặc sắc và riêng biệt của Hà Nội. Những nghề sắp biến mất. Còn nó có biến mất hay không như Lê Bích chia sẻ là anh đặt niền tin vào ý thức dân tộc của các cấp quản lý và mọi người dân.

Anh chụp cả trăm nghề nhưng chọn ra 26 nghề theo anh là "có nguy cơ mai một cao" để giới thiệu trong triển lãm.

Tuổi Trẻ Online xin giới thiệu một số ảnh trong triển lãm của anh:

Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghềÔng Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghềÔng Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề - Ảnh: Lê Bích
Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghềÔng Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghềÔng Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề Ông Nguyễn Bảo Nguyên chuyên vẽ truyền thần ở số 47 Hàng Ngang. Ông đã làm nghề được hơn 40 năm, giờ ngoài 80 tuổi hàng ngày ông vẫn miệt mài giữ nghề - Ảnh: Lê Bích
Tại căn gác nhỏ 73 Hàng Than-Hà Nội , hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đã gắn bó với công việc làm mặt nạ giấy bồi  35 năm. Ông Hoà làm mặt nạ thuần tuý theo lối thủ công truyền thống. Vì thế hàng nghìn chiếc mặt nạ làm ra không cái nào giống cái nào. Ông bảo:
Tại căn gác nhỏ 73 Hàng Than-Hà Nội , hai vợ chồng ông Nguyễn Văn Hòa và bà Đặng Hương Lan đã gắn bó với công việc làm mặt nạ giấy bồi 35 năm. Ông Hoà làm mặt nạ thuần tuý theo lối thủ công truyền thống. Vì thế hàng nghìn chiếc mặt nạ làm ra không cái nào giống cái nào. Ông bảo: "Chừng nào còn sức khỏe thì tôi vẫn còn làm". Nhưng các con không ai theo nghề và cũng chưa có ai theo học nghề của hai vợ chồng ông - Ảnh: Lê Bích
Ông Hùng (nhà số 30, ngõ 29/68 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội), con trai của một nghệ nhân làm tàu thuỷ sắt tây, người nối nghiệp cha và là người thợ cuối cùng ở làng Khương Hạ còn làm nghề này. Ông Hùng làm quanh năm cung cấp cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài ở phố cổ và bán ở chợ Hàng Lược vào dịp Trung thu - Ảnh: Lê Bích
Ông Hùng (nhà số 30, ngõ 29/68 Khương Hạ, Thanh Xuân, Hà Nội), con trai của một nghệ nhân làm tàu thuỷ sắt tây, người nối nghiệp cha và là người thợ cuối cùng ở làng Khương Hạ còn làm nghề này. Ông Hùng làm quanh năm cung cấp cho các cửa hàng bán đồ lưu niệm cho người nước ngoài ở phố cổ và bán ở chợ Hàng Lược vào dịp Trung thu - Ảnh: Lê Bích
Trên căn gác xép 8 m2 ở số nhà 22 Của Đông-Hà Nội. Hàng ngày ông Lê Đình Nghiêm 66 tuổi, người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống vẫn miệt mài vẽ tranh. Tranh ông vẽ vẫn theo lối cổ. In viền bằng khuôn gổ cổ trên giấy dó, sau đó vờn màu và vẽ chi tiết bằng bút lông. Cuối cùng là bồi thủ công. Tranh ông vẽ ra đến đâu bán hết đến đó. Có nhiều khách yêu mến tranh của ông vẽ nhưng phải đợi vài tháng mới có tranh. Ông tâm sự:
Trên căn gác xép 8 m2 ở số nhà 22 Của Đông-Hà Nội. Hàng ngày ông Lê Đình Nghiêm 66 tuổi, người được xem như nghệ nhân cuối cùng của dòng tranh dân gian Hàng Trống vẫn miệt mài vẽ tranh. Tranh ông vẽ vẫn theo lối cổ. In viền bằng khuôn gổ cổ trên giấy dó, sau đó vờn màu và vẽ chi tiết bằng bút lông. Cuối cùng là bồi thủ công. Tranh ông vẽ ra đến đâu bán hết đến đó. Có nhiều khách yêu mến tranh của ông vẽ nhưng phải đợi vài tháng mới có tranh. Ông tâm sự: " Con trai tôi giờ cũng theo nghề, hiện em nó đang công tác tại bảo tàng Mỹ Thuật.". Thật vui khi ông đã có truyền nhân - Ảnh: Lê Bích
Tại số nhà 14, ngách 31, ngõ 105 Thụy Khê (Ba Đình, Hà Nội), ông Doãn Hải, người con trai kế nghiệp duy nhất của nghệ nhân Doãn Đại, vẫn còn làm đầu lân sư,  đầu rồng theo lối truyền thống. Hàng làm ra bày bán  tại 22A Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kế tục bí quyết làm đầu lân của bố, ông Hải còn nghiên cứu thay đổi vật liệu mới để đầu lân bền hơn và nhẹ hơn, phù hợp với người dùng và có thể làm số lượng lớn - Ảnh: Lê Bích
Tại số nhà 14, ngách 31, ngõ 105 Thụy Khê (Ba Đình, Hà Nội), ông Doãn Hải, người con trai kế nghiệp duy nhất của nghệ nhân Doãn Đại, vẫn còn làm đầu lân sư, đầu rồng theo lối truyền thống. Hàng làm ra bày bán tại 22A Phố Hàng Mã (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Kế tục bí quyết làm đầu lân của bố, ông Hải còn nghiên cứu thay đổi vật liệu mới để đầu lân bền hơn và nhẹ hơn, phù hợp với người dùng và có thể làm số lượng lớn - Ảnh: Lê Bích

 

 

Ông Phúc 71 tuổi người chuyên sửa chữa, phục hồi và sưu tầm quạt điện cổ ở 2 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội . Nhà ông có nhiều quạt cổ nhất Hà Nội và được mọi người gán cho cái tên
Ông Phúc 71 tuổi người chuyên sửa chữa, phục hồi và sưu tầm quạt điện cổ ở 2 Tạ Hiện, Hoàn Kiếm, Hà Nội . Nhà ông có nhiều quạt cổ nhất Hà Nội và được mọi người gán cho cái tên "vua" quạt cổ. Khách hàng của ông đa phần là những người nổi tiếng trong và ngoài nước. Đặc biệt ông Phúc có sưu tầm được một chiếc quạt cổ từ lúc chưa phát minh ra điện đó là chiếc quạt chạy bằng chạy bằng dầu hỏa đốt nóng nồi hơi và tạo ra áp lực để quay cánh quạt thông qua một trục khuỷu của Đức sản xuất năm 1873. Ông Phúc rất vui khi phục hồi xong một chiếc quạt, ông thường nói đùa là " trả lại tên cho em" - Ảnh: Lê Bích
Ông  Nguyễn Phương Hùng 52 tuổi ở 26 phố Lò Rèn là một trong những người cuối cùng làm nghề rèn thủ công ở phố cổ Lò Rèn, Hà Nội. Gia đình 3 đời theo nghề này, nhưng hiện chỉ có ông Hùng nối nghiệp. Các cụ nhà ông vẫn truyền, trước đây người dân làng Canh (huyện Từ Liêm) có nghề đặt bễ rèn những đồ dân dụng bằng sắt. Họ gánh bễ đi khắp nơi rèn thuê nông cụ, đồ dùng gia đình cùng những vũ khí nhỏ. Về sau người làng Canh di cư lên Hà Nội, mở lò rèn làm nên phố Lò Rèn. Trước đó con phố này có tên là Hàng Bừa - Ảnh: Lê Bích
Ông Nguyễn Phương Hùng 52 tuổi ở 26 phố Lò Rèn là một trong những người cuối cùng làm nghề rèn thủ công ở phố cổ Lò Rèn, Hà Nội. Gia đình 3 đời theo nghề này, nhưng hiện chỉ có ông Hùng nối nghiệp. Các cụ nhà ông vẫn truyền, trước đây người dân làng Canh (huyện Từ Liêm) có nghề đặt bễ rèn những đồ dân dụng bằng sắt. Họ gánh bễ đi khắp nơi rèn thuê nông cụ, đồ dùng gia đình cùng những vũ khí nhỏ. Về sau người làng Canh di cư lên Hà Nội, mở lò rèn làm nên phố Lò Rèn. Trước đó con phố này có tên là Hàng Bừa - Ảnh: Lê Bích
Giờ đây ở thôn Hậi Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫ còn gia đình chị Tuyến còn giữ lại nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống và chị Tuyến vẫn tâm đắc nhất với hình ông tiến sĩ giấy.  Từ những miếng giấy màu cùng tre nứa vải lụa... dưới bàn tay khéo léo của chị ông tiến sỹ giấy được dựng lên nhìn oai phong sáng láng giống như trong bài vịnh của cụ Nguyễn Khuyến xưa : Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai, Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng, Nét son điểm rõ mặt văn khôi Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hờ! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe, Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi

Giờ đây ở thôn Hậi Ái, xã Vân Canh, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫ còn gia đình chị Tuyến còn giữ lại nghề làm đồ chơi trung thu truyền thống và chị Tuyến vẫn tâm đắc nhất với hình ông tiến sĩ giấy. Từ những miếng giấy màu cùng tre nứa vải lụa... dưới bàn tay khéo léo của chị ông tiến sỹ giấy được dựng lên nhìn oai phong sáng láng giống như trong bài vịnh của cụ Nguyễn Khuyến xưa : "Cũng cờ, cũng biển, cũng cân đai. Cũng gọi ông nghè có kém ai. Mảnh giấy làm nên thân giáp bảng. Nét son điểm rõ mặt văn khôi. Tấm thân xiêm áo sao mà nhẹ? Cái giá khoa danh thế mới hờ! Ghế tréo, lọng xanh ngồi bảnh chọe. Nghĩ rằng đồ thật hóa đồ chơi".

Một người ngoại tỉnh chuyên làm nghề mài dao kéo được 10 năm. Ông kể :
Một người ngoại tỉnh chuyên làm nghề mài dao kéo được 10 năm. Ông kể : "Mài dao bài để pha thịt ở hàng phở hết 7 phút/con với giá 5.000 đồng. Đá mài dao có 3 loại thô, vừa và mịn, dao sắc phải mài đủ qua 3 loại đá này. Đá được lấy từ núi trên Thái Nguyên" - Ảnh: Lê Bích
Nhà văn Băng Sơn viết: Đĩa hoa cúng thường có nhiều loại hoa, những bông hoa rời đặt lên cái đĩa nhỏ, khô, sạch. Có thể là bông huệ trắng muốt thơm ngát, một bông ngọc lan thơm nồng, một nhánh hoàng lan mềm mại, hương phảng phất.. Tùy theo mùa, theo thời tiết mà đĩa hoa cúng đầy hay vơi, có thứ này thứ nọ. Bà Thu trên phố Hàng Khoai-Hà NộI vẫn giữ cách bán hoa như thế từ năm 13 tuổi cho đến nay đã được 63 năm
Nhà văn Băng Sơn từng viết: "Đĩa hoa cúng thường có nhiều loại hoa, những bông hoa rời đặt lên cái đĩa nhỏ, khô, sạch. Có thể là bông huệ trắng muốt thơm ngát, một bông ngọc lan thơm nồng, một nhánh hoàng lan mềm mại, hương phảng phất. Cũng có khi có nhánh hoa sói, một bông cúc bán khai, một đóa hoa thược dược, một nhánh cúc bách nhật khô cứng, đôi khi vào mùa ít hoa, còn thấy có cả một bông hoa mào gà nữa…Tùy theo mùa, theo thời tiết mà đĩa hoa cúng đầy hay vơi, có thứ này thứ nọ”. Giờ ở Hà Nội vẫn còn nơi bán hoa cúng để bày lên đĩa, đó là hàng bà Thu trên phố Hàng Khoai-Hà Nội. Bà Thu bán hoa ở Hàng Khoai từ năm 13 tuổi cho đến nay đã được 63 năm - Ảnh: Lê Bích

THUẬN THẮNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp