08/02/2020 12:54 GMT+7

Nhỏ dầu tràm lên khẩu trang giúp chống corona?

HOÀNG LỘC - TRẦN HUỲNH
HOÀNG LỘC - TRẦN HUỲNH

TTO - Trước dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus corona chủng mới (2019-nCoV) có nguy cơ lây lan, nhiều người dân đã lùng mua dầu tràm để phòng ngừa theo các lời rao trên mạng.

Nhỏ dầu tràm lên khẩu trang giúp chống corona? - Ảnh 1.

Chưa có bằng chứng khoa học khẳng định tinh dầu tràm phòng ngừa được virus corona. Trong ảnh: bệnh nhân Trung Quốc (giữa) vừa được chữa khỏi bệnh do nhiễm virus corona tại Bệnh viện Chợ Rẫy - Ảnh: DUYÊN PHAN

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, bác sĩ Trương Hữu Khanh, trưởng khoa nhiễm - nội thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 1 (TP.HCM), cho biết các loại dầu thông thường hiện người dân đang sử dụng đều có tác dụng kháng khuẩn làm giảm bệnh lý đường hô hấp. Tuy nhiên, trẻ nhỏ dưới 1 tuổi không được dùng bởi có thể gây ngộ độc. 

"Theo đông y, bệnh lý đường hô hấp có thể được làm giảm bằng các tinh dầu sát khuẩn", bác sĩ Khanh nói.

Dược sĩ Nguyễn Thành Triết - Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - khẳng định dầu tràm giống như một số loại tinh dầu khác, chỉ có tác dụng kháng khuẩn. Người dân có thể nhỏ vài giọt tinh dầu lên khẩu trang khi ra đường, bởi trong tinh dầu tràm có các chất có thể tác động ức chế trên vi khuẩn và một số virus.

"Đó là dung dịch để sát khuẩn chung, có tác dụng trên vi khuẩn nhiều hơn virus và không có đặc hiệu đặc trưng trong phòng chống virus corona", dược sĩ Triết nói.

PGS.TS Nguyễn Ngọc Khôi - ủy viên thường trực Hội đồng khoa học - đào tạo Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho rằng bất kỳ một loại thuốc hay dược liệu nào trước khi đưa vào điều trị đều phải có bằng chứng khoa học trên lâm sàng.

Trong khi hiện nay trên thế giới chưa có công bố khoa học nào hay bằng chứng lâm sàng nào chứng minh việc tinh dầu tràm có thể ngừa được virus corona. Hơn nữa, đối với virus corona hiện nay chúng ta mới vừa công bố phân lập được nên chưa thể nghiên cứu được các loại thuốc kháng virus này.

"Để nghiên cứu các loại thuốc diệt virus corona phải có con virus này đặt nó trong môi trường thực nghiệm. Đối với việc thử nghiệm liên quan đến các chủng virus đều bắt buộc phải thực hiện trong môi trường rất đặc biệt và không đơn giản.

Tôi cho rằng đây chỉ là ý kiến của một chuyên gia nhưng chưa có bằng chứng lâm sàng nên chưa thuyết phục cho việc áp dụng trong điều trị" ông Khôi nhấn mạnh.

Tuy nhiên, ông Khôi cũng cho biết thêm nhìn chung các loại tinh dầu đều có tính sát khuẩn nhưng cũng tùy loại, tùy thời điểm sử dụng và tùy loại vi khuẩn… Thực tế có những vi khuẩn có thời điểm có thể bị tiêu diệt bởi loại thuốc nào đó nhưng thời điểm khác do biến thể nên loại thuốc đó không còn tác dụng.

"Vì vậy với tinh dầu tràm ai thích và có nhu cầu sử dụng thì cứ việc dùng vì tinh dầu này lâu nay được biết đến có tác dụng kháng nhiều chủng vi khuẩn, việc sử dụng tinh dầu tràm không gây hại gì", ông Khôi khẳng định.

Trước đó, Sở Y tế TP.HCM cho biết các nhà khoa học có đưa ra sáng kiến nhỏ dầu tràm lên khẩu trang để ngừa dịch cúm do virus corona. Tuy nhiên, Sở Y tế cho rằng sáng kiến này cần thời gian để chứng minh hiệu quả chứ chưa có bằng chứng khoa học cụ thể.

Các dược liệu tăng cường hệ miễn dịch

Theo dược sĩ Triết, trong bối cảnh dịch corona đang có chiều hướng bùng phát, ngoài các biện pháp phòng ngừa như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, tránh đến nơi đông người… việc quan tâm nâng cao thể trạng, tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ hệ miễn dịch của cơ thể cũng là yếu tố cực kỳ quan trọng giúp mọi người phòng tránh vượt qua bệnh tật trong mùa dịch. Một số dược liệu tăng cường hệ miễn dịch như:

- Tiêu lốt có tác dụng điều trị một số bệnh thông thường như: ho, long đờm, dị ứng, kháng viêm, kích thích ăn ngon và đặc biệt được sử dụng cho một số trường hợp suy giảm miễn dịch.

- Gừng ngoài tác dụng chữa cảm sốt, kích thích tiêu hóa, chống nôn và kháng dị ứng, còn góp phần vào việc điều hòa hệ miễn dịch.

- Tỏi được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền để làm ấm, điều trị cảm lạnh, chữa đau dạ dày và hạ mỡ máu. Allicin (chất chuyển hóa từ alliin) là hoạt chất được cho là có tác dụng kháng khuẩn chính của tỏi.

- Hoàng kỳ có tác dụng tăng cường hoạt động của đại thực bào và các tế bào bạch cầu lympho B, từ đó góp phần tăng cường đáp ứng miễn dịch thể dịch và tế bào. Do tác dụng điều hòa hệ miễn dịch, hoàng kỳ được ứng dụng trong điều trị cảm lạnh, cúm, làm giảm tỉ lệ mắc cũng như rút ngắn thời gian điều trị.

Chuyên gia nói: Tỉ lệ người nhiễm virus corona hồi phục ‘hứa hẹn’ Chuyên gia nói: Tỉ lệ người nhiễm virus corona hồi phục ‘hứa hẹn’

TTO - Chuyên gia đại học Bắc Kinh cho biết việc một nhóm bệnh nhân đã được ra viện sau điều trị cho thấy ngay cả những người nhiễm corona ở mức nguy kịch vẫn có thể điều trị khỏi.

HOÀNG LỘC - TRẦN HUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp