20/04/2015 00:10 GMT+7

​Nhờ bệnh viện vệ tinh, ít phải chuyển tuyến

Nguồn: Bộ Y tế
Nguồn: Bộ Y tế

Sau 2 năm triển khai đề án bệnh viện vệ tinh, 14 bệnh viện hạt nhân đã chuyển giao 293 lượt kỹ thuật cho gần 1.800 cán bộ thuộc 48 bệnh viện vệ tinh trên cả nước.

Bệnh viện vệ tinh là một giải pháp lâu dài nhằm thực hiện đề án giảm quá tải bệnh viện do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Trong nghiên cứu độc lập của ngành y tế thì có tới 30-60% bệnh nhân điều trị ở các bệnh viện tuyến cuối có thể điều trị ở tuyến dưới. Thời gian nằm viện có thể rút ngắn hơn để tránh nhiễm trùng bệnh viện.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là người dân chưa thực sự tin tưởng chất lượng khám chữa bệnh ở các bệnh viện tuyến dưới, vì vậy, để tạo thói quen để người dân khám chữa bệnh ở tuyến gần nhất có chất lượng cao, Bộ Y tế đã, đang và sẽ chú trọng đầu tư cơ sở vật chất, đặc biệt là đào tạo nhân lực và chuyển giao công nghệ.

Đến nay, sau 2 năm thực hiện đề án, một số bệnh viện vệ tinh đã làm chủ được các kỹ thuật y tế cao do bệnh viện hạt nhân chuyển giao, thiết thực giúp người bệnh, nhất là người bệnh nghèo được tiếp cận các dịch vụ kỹ thuật cao ngay tại các cơ sở y tế tuyến dưới, đặc biệt đối với 5 chuyên khoa là tim mạch, ngoại chấn thương, ung bướu, sản và nhi.

JX5qvb8Y.jpg

Cụ thể, chuyên ngành ung bướu đã tiến hành chuyển giao 58 lượt kỹ thuật cho tuyến dưới; chuyên ngành tim mạch đã chuyển giao 27 kỹ thuật; chuyên ngành ngoại chấn thương đã hoàn thành 105 lượt chuyển giao kỹ thuật; chuyên ngành nhi đã hoàn thành 34 lượt; chuyên ngành sản đã hoàn thành 28 lượt.

Với việc tiếp nhận các kỹ thuật chuyển giao từ bệnh viện hạt nhân, tỷ lệ chuyển tuyến của các bệnh viện vệ tinh đã giảm, trong đó 37,5% số bệnh viện vệ tinh đã có tỷ lệ chuyển tuyến giảm rõ rệt.

Ví dụ, bệnh viện đa khoa tỉnh Ninh Thuận, tỷ lệ chuyển tuyến chấn thương sọ não đã giảm tới 88,46% (năm 2013 là 104 ca, năm 2014 còn 12 ca); tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ, số lượt người bệnh được xạ trị và phẫu thuật ung bướu tăng lên gần 50% (năm 2013 là 2.876 ca, năm 2014 tăng lên 5.535 ca)…

Bệnh viện đa khoa tỉnh Khánh Hòa đã thực hiện can thiệp tim mạch, mổ tim hở thường quy; bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa đã làm chủ kỹ thuật can thiệp tim mạch…

Tuy nhiên, các chuyên gia cũng đề xuất, đề án cần lựa chọn kỹ thuật để chuyển giao, chứ không làm tràn lan. Bên cạnh đó, cần khảo sát, đánh giá trước cơ sở vật chất, trang thiết bị của bệnh viện vệ tinh khi chuyển giao kỹ thuật, tránh tình trạng đào tạo xong nhưng bệnh viện lại không có đủ trang thiết bị để thực hiện.

Nguồn: Bộ Y tế
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp