31/12/2014 14:48 GMT+7

Xu hướng thương mại điện tử Đông Nam Á 2015 

CHÂU LUÂN (Theo Tech Asia)
CHÂU LUÂN (Theo Tech Asia)

TTO - Năm 2014, thị trường thương mại điện tử Đông Nam Á đón 249 triệu USD từ Alibaba đổ vào SingPost, 100 triệu USD từ SoftBank cho Tokopedia và gói thầu 250 triệu USD của Lazada. Năm 2015 sẽ vận động thế nào để tận dụng nguồn “doping” trên?

Công ty cung cấp dịch vụ TMĐT aCommerce hoạt động với mục tiêu phá vỡ nút thắt cổ chai trong ngành hậu cần ĐNÁ.

TechAsia dự đoán những xu hướng dưới đây dựa trên kết quả tập hợp thông tin từ nguồn sơ cấp (phỏng vấn chủ đầu tư, nhà điều hành, dữ liệu nội bộ), và nguồn thứ cấp (các báo cáo và bài phân tích) từ tháng 1-2014 đến 12-2014.

1. Năm của thâu tóm và sáp nhập trong ngành TMĐT Doanh nghiệp - Khách hàng (B2C)

Nếu 2014 là năm chứng kiến nguồn vốn chưa từng có đổ vào Đông Nam Á, thì 2015 sẽ là năm các công ty mới thành lập từ bỏ “ốc đảo” của riêng mình để hình thành liên minh trong thế buộc phải tăng trưởng mạnh. Những “tay chơi đầu tiên”, như Lazada, với “túi tiền” thoải mái sẽ khiến các công ty nhỏ khó nhằn hơn trong năm sau.

Hiện ngành bán lẻ B2C ở Indonesia và Philippines đang đạt thặng dư vốn và lợi nhuận đáng kể nhờ quy mô kinh tế lớn.

2. Các hãng kỹ thuật số sẽ hoặc thích ứng, hoặc tuyệt chủng

Các công ty truyền thông kỹ thuật số từ lâu đã biết thị trường thị trường điện tử (TMĐT) sẽ bùng nổ, nhưng sẽ phải phải vật lộn mới phát triển các sản phẩm/dịch vụ điện tử đúng ý khách hàng. Những doanh nghiệp cơ cấu yếu, văn hóa và năng lực kém sẽ phải bù đắp bằng cách giảm chuỗi giá trị.

Nếu không thay đổi mã gen cốt lõi (DNA), doanh nghiệp sẽ tiếp tục chạy theo “con kỳ lân” TMĐT và đánh mất chính mình, trở thành hãng truyền thông “hiến mình” cho TMĐT.

3. Không gian thị trường sẽ chật ních

Lấy cảm hứng từ đợt IPO 25 tỉ USD của Alibaba, các công ty trong toàn chuỗi giá trị sẽ tìm cách xây dựng thị trường của riêng mình. CEO Lazada Max Bittner cho biết 70% hàng hóa của Lazada đều đến từ bên thứ 3. Những công ty này bằng mọi cách tạo ra giá trị gia tăng từ cơ sở người dùng hiện có.

Vì thế, năm 2015 hứa hẹn sẽ chứng kiến những cuộc "siêu" cạnh tranh trong không gian thị trường có giới hạn. Đầu tư vào công nghệ hoặc bắt tay với đối tác để liên tục phân phối sẽ là vũ khí cốt lõi cho thành công thương hiệu trong năm tới.

4. Thương mại điện tử xuyên biên giới sẽ tăng nhờ Cộng đồng kinh tế ASEAN (ACE)

ACE sẽ mở cửa biên giới và thúc đẩy thương mại trên toàn khu vực Đông Nam Á, nhờ cải thiện khả năng hậu cần. Các công ty như Amazon hay ASOS đã "chỉ điểm" Singapore, Thái Lan và Indonesia sẽ là những thị trường châu Á phát triển nhanh nhất của họ.

5. Doanh nghiệp nước ngoài tràn ngập thị trường

Sau Trung Quốc, Ấn Độ, lúc này Đông Nam Á có thể là thị trường "hot" nhất châu Á dành cho ngành TMĐT và phát triển công nghệ. Xu hướng này sẽ tiếp diễn trong năm 2015, thu hút các tài năng “ngoại bang” tự nguyện đến với Đông Nam Á, trong bối cảnh châu Âu vẫn kẹt trong suy thoái và Mỹ cần vài năm nữa mới phục hồi hoàn toàn.

6. "Uber hóa" ngành hậu cần

Uber được ví như một thị trường riêng. Nó là một hình thức “điện toán đám đông” (crowdsourcing) - có khả năng kết nối người mua với người bán. Sự khác biệt duy nhất: Uber là một ứng dụng và năm 2015, Uber cùng Grab Taxi gia nhập ngành dịch vụ giao hàng.

Họ sẽ có nhiều cơ hội tại ĐNÁ - nơi sở hữu cơ sở hậu cần kém phát triển hơn các thị trường như Mỹ hay Malaysia.

7. Thương mại di động vẫn tê liệt vì UX kém

UX là cách người dùng sử dụng website/ứng dụng. Năm 2014, trong 89% người Thái dùng ứng dụng nhắn tin Line trên trình duyệt điện thoại di động, thì chỉ có 56% giao dịch thành công.

Nguyên nhân chính là do tương tác người dùng mua sắm trên di động chưa được tối ưu hóa, và các nhà bán lẻ chưa sẵn sàng tìm chỗ đứng trong ngành thương mại điện tử, vì thế họ sẽ không quyết liệt phát triển ứng dụng trong vài năm tới.

8. Ngành bán buôn và phân phối (B2B) sẽ khởi sắc trở lại

Năm 2015 hứa hẹn giới đầu tư sẽ khôi phục sức mạnh của thị trường B2B, vì họ nhận ra B2C dù có hấp dẫn nhưng phải chịu cảnh "siêu" cạnh tranh và lợi nhuận hẹp, nhất là trong các thị trường mới nổi - nơi hầu hết sản phẩm bán chạy nhất đều là thiết bị điển tử hay điện thoại di động lợi nhuận thấp.

Do đó, không phải vô lý mà Amazon đổ 8.000 tỉ USD vào mảng bán buôn và phân phối của mình - AmazonSupply.

Alibaba đầu tư 250 triệu USD vào SingPost - một dịch vụ bưu chính của Singapore - nhằm tìm chỗ đứng trong ngành TMĐT Đông Nam Á - Ảnh: Tech Asia

9. Giao hàng thu tiền tận nơi (COD) vẫn chiếm ưu thế

COD là hình thức được khách mua hàng qua mạng ở Đông Nam Á ưa chuộng nhất, để tối thiểu rủi ro hàng hóa và gian lận thanh toán. Phần đông họ vẫn e dè khi cung cấp thông tin thẻ tín dụng hoặc thẻ ghi nợ để thanh toán hóa đơn.

Có đến 70% đơn hàng online ở Đông Nam Á chọn COD. Tỉ lệ hoãn mua hàng bằng hình thức thanh toán qua ngân hàng hay thẻ ATM là 50-70%, so với COD chỉ 5-8%.

Vì thế để thành công trong ngành thương mại điện tử Đông Nam Á, các công ty nên đầu tư dịch vụ giao hàng COD, dù có khó khăn.

CHÂU LUÂN (Theo Tech Asia)
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp