Nhiều khó khăn xây dựng thành phố thông minh
Thành phố thông minh được hiểu là đô thị có thể ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT-TT) trong hầu hết các hoạt động nhằm mục đích nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
TS Nguyễn Quang Trung nói về các yếu tố quan trọng trong triển khai chính phủ điện tử - Ảnh: Thanh Trực |
Tuy nhiên, giao thông luôn là vấn đề nhức nhối đối với người dân ở hai TP lớn nhất Việt Nam hiện nay là Hà Nội và TP.HCM.
Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông, tại hai TP lớn này, thời gian ùn tắc trung bình là 45 phút/ngày, xấp xỉ 15 giờ/tháng và 180 giờ/năm, dẫn đến thiệt hại trung bình 30.000 tỉ đồng mỗi năm.
Theo nhận định của những chuyên gia từ Tập đoàn Siemens AG, đầu tư vào cơ sở hạ tầng cùng ứng dụng những hệ thống giao thông thông minh sẽ đóng vai trò chủ chốt cũng như mang lại một khởi đầu vững chắc cho sự phát triển của TP.
Nói cách khác, muốn xây dựng “thành phố thông minh” thì xây dựng cơ sở hạ tầng thông minh với hệ thống quản lý thông minh là bước đi thiết yếu cần ưu tiên hàng đầu.
2015 là năm kết thúc giai đoạn đầu tiên trong lộ trình ứng dụng Hệ thống giao thông thông minh (ITS) do Bộ Giao thông vận tải ban hành. Ở Việt Nam, ITS đã bắt đầu được triển khai trong những năm gần đây và đã đạt được những kết quả bước đầu hết sức tích cực.
Tuy nhiên, quá trình này cũng còn nhiều vấn đề cần phải khắc phục, đòi hỏi Việt Nam phải tiếp tục nỗ lực và tăng cường hợp tác, trao đổi với các nước trên thế giới để hoàn thiện và đẩy nhanh tiến trình ứng dụng ITS.
Tại hội thảo, các chuyên gia sẽ bàn về việc xây dựng hệ thống giám sát giao thông thông minh tại Việt Nam qua những bài tham luận như: Một số kinh nghiệm cho các tuyến đường cao tốc tại thủ đô Hà Nội; Vai trò của tuyến đường sắt đô thị trong việc cải thiện tình hình giao thông, tiết kiệm nguồn lực và nâng cao lợi ích kinh tế - xã hội; Ứng dụng triển khai các hệ thống quản lý; Điều hành và giám sát giao thông...
Y tế điện tử chưa hiệu quả
Theo đánh giá của IDG, y tế điện tử (E-Health) là một trong những lĩnh vực được coi trọng và ưu tiên đặc biệt của ngành y tế để đầu tư, phát triển.
Tuy nhiên trên thực tế, ứng dụng y tế điện tử của các bệnh viện ở Việt Nam hiện nay mới dừng lại ở việc khai thác công việc văn phòng, thống kê, báo cáo với từng phần riêng lẻ như quản lý nhân sự, viện phí, quản lý kho dược, bệnh nhân ra vào viện...
Cơ sở vật chất, phần mềm ứng dụng và năng lực ứng dụng chưa tương xứng với tiềm năng cũng như nhiệm vụ của ngành.
Trong khi đó, theo số liệu Việt Nam IT Spending Blackbook 2015 của Công ty nghiên cứu thị trường IDC, chi tiêu CNTT trong ngành y tế ở Việt Nam trong năm 2014 đạt 18 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 12,5% so với năm 2013.
Trong đó, mức chi tiêu vẫn tập trung lớn vào mảng thiết bị phần cứng với tỉ lệ 69,1% trong tổng chi tiêu CNTT, theo sau đó là dịch vụ CNTT với 20,5% và phần mềm với tỉ lệ 10,3%.
Ngoài chia sẻ về thực trạng ứng dụng CNTT trong ngày y tế, các chuyên gia tại hội thảo sẽ thảo luận về việc ứng dụng công nghệ hiện đại nâng cao hiệu quả dịch vụ y tế điện tử cũng như nâng cao chất lượng phần mềm và quy trình bảo mật đảm báo hiệu quả hoạt động của tổ chức.
Việt Nam đứng 99 về chính phủ điện tử Theo khảo sát Chính phủ điện tử (CPĐT) năm 2014 của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam xếp thứ 99 trên 193 quốc gia trên thế giới về chỉ số phát triển CPĐT, riêng tại châu Á xếp hạng 26 trên 47, vượt qua Malaysia và Thái Lan. Kết quả của cuộc khảo sát được quyết định dựa trên ba tiêu chí: dịch vụ trực tuyến, hạ tầng viễn thông và vốn nhân lực. Ngoài ra, về chỉ số sẵn sàng kết nối thông tin toàn cầu, Diễn đàn Kinh tế thế giới cũng xếp Việt Nam ở vị trí 85 trên tổng số 143 quốc gia trong báo cáo tháng 4-2015, tụt một hạng so với năm trước. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận