Thung lũng Silicon Việt Nam - Ảnh: PCMag |
Trong một bài phân tích chi tiết, Tạp chí công nghệ PCMag đã đưa ra cái nhìn toàn cảnh về một Việt Nam hoàn toàn mới với những yếu tố thuận lợi để trở thành một "" (Silicon Valley).
* Xem:
Nhịp Sống Số trích lược bài viết đăng tải trên PCMag để bạn đọc tham khảo:
Ngày hôm nay, Việt Nam, với dân số hơn 93,5 triệu người và độ tuổi trung bình ở mức 30,3 đang chuyển mình thành một quốc gia của những lập trình viên, kỹ sư, doanh nhân, nhà khởi nghiệp và sinh viên, những người đang đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cách tân công nghệ.
Ông Nguyễn Quốc Hùng sáng lập hãng kiểm thử phần mềm LogiGear tại Thung lũng Silicon (Mỹ) vào năm 1994. Trong giữa những năm 2000, khi tìm kiếm cơ hội gia công bên ngoài, ông đã chọn quê hương Việt Nam.
Đặc biệt tại Đà Nẵng, ông Hùng chứng kiến một nền cơ sở hạ tầng vững mạnh cùng đội ngũ kỹ sư tay nghề cao đang tìm kiếm cơ hội để cống hiến. "Việt Nam rất năng động, luôn hướng về phía trước. Tuy đội ngũ nhân lực bản địa vẫn chưa biết làm sao để làm ăn kinh doanh theo kiểu phương Tây, song nhìn từ góc độ của một trung tâm công nghệ, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng".
Tại Việt Nam, đến thời điểm hiện tại, "IT" vẫn là một khái niệm bao trùm chỉ bất cứ sản phẩm và dịch vụ nào liên quan đến điện toán và công nghệ Internet – bao gồm phần mềm, phần cứng, mạng và viễn thông |
Đà Nẵng: Đô thị công nghệ của miền Trung
Cầu Rồng về đêm, ảnh chụp từ phía tây sông Hàn. Ảnh do công ty ASA cung cấp |
Là thành phố lớn thứ tư Việt Nam, Đà Nẵng trước giờ vẫn luôn được xem như một địa điểm thu hút khách du lịch với những bãi biển đẹp và công trình cầu Rồng, hơn là một cứ địa khởi nghiệp công nghệ. Dẫu vậy, những khoản đầu tư mạnh tay của chính phủ như sân bay mới trị giá 60 triệu đôla Mỹ và một hệ thống đường cao tốc trị giá 93 triệu đôla Mỹ, cơ sở hạ tầng của thành phố miền Trung này phù hợp với những tham vọng tăng trưởng kinh tế quy mô lớn hơn so với Hà Nội và TP.HCM vốn đã quá chật chội.
* Xem: |
Năm 2012, IBM chọn Đà Nẵng làm một trong 33 thành phố toàn cầu nhận khoản vay "Smarter Cities Challenge" (Thử thách Đô thị thông minh hơn) của IBM trị giá 50 triệu USD, kép dài trong ba năm để nâng cấp cơ sở hạ tầng của thành phố với trọng tâm nhằm vào phát triển kinh tế, giao thông và quy hoạch đô thị.
"Đà Nẵng đang nổi lên như một thành phố tăng trưởng nhanh, quy hoạch tốt, vốn là yếu tố (tôi nghĩ) đặt họ vào vị thế hoàn hảo để trải nghiệm các sáng kiến phát triển kinh tế mới,” ông Tan Jee Toon – Tổng giám đốc IBM Việt Nam nói về Đà Nẵng.
Từ năm 1994, IBM đã vận hành văn phòng tại cả Hà Nội lẫn TP-HCM và mở văn phòng tại Đà Nẵng vào năm 2012. Tại Việt Nam, công ty chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, vốn chiếm đến 60% tổng lượng khách hàng. IBM cũng dẫn đầu một nỗ lực của cả chính phủ lẫn khối tư nhân trong việc thúc đẩy điện toán đám mây ở Việt Nam.
Theo ông Toon Đà Nẵng hiện là thành phố phù hợp nhất tại Việt Nam để cộng đồng IT quốc tế mở rộng trong bối cảnh môi trường tương tự tại Hà Nội có phần bảo thủ hơn với sự hiện diện của các công ty quốc doanh. Về TP-HCM, ông Toon cho biết nơi này được thúc đẩy kinh tế và thống trị bởi các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) hơn so với Đà Nẵng.
*
TP.HCM: Trung tâm khởi nghiệp miền Nam
Một làn sóng startup (khởi nghiệp) đang hình thành và phát triển tại TP.HCM - Ảnh: T.L |
Trong bối cảnh khối ngành công nghệ tại Đà Nẵng đang tăng trưởng chóng mặt, môi trường khởi nghiệp năng động nhất của Việt Nam nằm cách đó 850 km về phía Nam: thành phố Hồ Chí Minh. Góp một phần công sức vào bức tranh này là tiến sĩ Dương Nguyên Vũ, giám đốc đầu tiên của Viện John Von Neumann, nằm bên trong Đại học Quốc gia Việt Nam, TP.HCM.
Cộng đồng công nghệ tại Việt Nam đang hình thành một nền văn hóa khởi nghiệp, và đó là sự thật |
tiến sĩ Dương Nguyên Vũ |
"Ngày hôm nay, gần như mỗi tháng đều diễn ra các cuộc thi dành cho hacker và huấn luyện khởi nghiệp (start-up) tại các thành phố lớn của Việt Nam. Tuy nhiên, não trạng giống như Thung lũng Silicon thì vẫn chưa có ở đây. Người ta vẫn chưa dám chấp nhận rủi ro nhiều. Chỉ những ai từng làm quen với cách tân và khởi nghiệp mới có xu hướng đương đầu gian nan để thành lập các công ty khởi nghiệp hơn,” ông Vũ cho biết thêm.
Rất nhiều đồng nghiệp của ông Vũ đã thỉnh giảng tại Viện JVN, bao gồm Tom Kosnick (giảng viên tại ĐH Stanford) hay cựu chuyên viên Google Vũ Duy Thức.
*
Theo ông Vũ, các sinh viên tốt nghiệp từ Viện JVN thành lập hai đến ba công ty khởi nghiệp mới mỗi năm. Chẳng hạn, công ty sản xuất flashcard học ngoại ngữ BlueUp VN thành lập năm 2011 và nhận tiền vốn từ một nhà đầu tư công nghệ lớn của Việt Nam. Inbound Marketing Partners thành lập năm 2013 bởi hai sinh viên JVN chuyên cung cấp các dịch vụ tiếp thị trực tuyến và nội dung số. Sentifi, đồng sáng lập bởi trợ lý ông Vũ, đem công nghệ phân tích dữ liệu vào trong ngành tài chính. Những công ty khác thì đang phát triển các dịch vụ Web, trò chơi và ứng dụng tập trung vào thương mại điện tử, truyền thông xã hội và nhiều địa hạt khác.
Trước mắt, văn hóa khởi nghiệp của TP.HCM mới chỉ tập trung vào thị trường nội địa và những ứng dụng giúp người dùng Việt Nam nâng cao chất lượng sống của họ - thông qua công nghệ. Đây cũng là lý do mà ông Vũ và doanh nhân Hùng của LogiGear quyết định quay về quê nhà Việt Nam ngay từ đầu.
“Việt Nam đang nhanh chóng trở thành một trung tâm về đầu tư và công nghệ cho các doanh nghiệp nội địa lẫn nước ngoài, và TP.HCM đang nằm chính giữa trung tâm của cuộc chuyển mình này,” Jeff Diana – CPO tại hãng phần mềm Atlassian nhận xét về tiềm năng công nghệ và khởi nghiệp của Việt Nam nói chung và TP.HCM nói riêng.
“Ngành công nghệ tuy vẫn còn khá mới tại đây, song chúng tôi đã bắt đầu nhìn thấy một thị trường trưởng thành nhờ các ứng dụng và sản phẩm công nghệ. Điều này giúp gia tăng số lượng các công ty khởi nghiệp chú trọng vào phát triển sản phẩm và thương mại điện tử".
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận