Vụ tấn công nhắm vào hệ thống máy tính của VCCorp được cho là từ một tổ chức quy mô thực hiện - Ảnh minh họa: FT |
Trung tá Lê Xuân Minh, Trưởng phòng tội phạm mạng và máy tính, C50 (Cục cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao), nhận định về kết quả ban đầu cho thấy loại mã độc này được lây nhiễm qua phần mềm và tác động đến nhiều thuộc tính của hệ thống dữ liệu của VCCorp.
Mã độc này được viết ra và sau khi lọt vào hệ thống máy tính sẽ có thể nhận điều khiển từ xa, như một trung tâm chỉ huy, tạo thành một đường dẫn, vận tải nhằm copy các dữ liệu và phá huỷ hệ thống dữ liệu trên máy tính.
Được biết hiện nay C50 và VCCorp vẫn đang phối hợp với Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp sự cố máy tính Việt Nam cùng các đơn vị khác về bảo mật để tiếp tục xác minh, phân tích phương thức lây nhiễm của mã độc này.
Mã độc nguy hiểm là vũ khí "Đây là phần mềm gián điệp và nó hoàn toàn có thể xâm nhập hệ thống máy tính các nơi khác từ nhà nước đến doanh nghiệp, người dùng theo phương thức như đã tiến hành với chúng tôi. Đáng lẽ đây là việc riêng của VCCorp nhưng khi xét thấy khả năng nguy hiểm cho các tổ chức khác trong xã hội là rất cao nên chúng tôi muốn công bố để cộng đồng nắm rõ thông tin”, ông Nguyễn Thế Tân, Phó Tổng Giám đốc VCCorp chia sẻ.
|
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận