28/07/2017 13:44 GMT+7

Trí tuệ nhân tạo quan trọng hơn điện năng ở thế kỉ 19 

MY HÀ
MY HÀ

TTO - Xu hướng công nghệ mới - trí tuệ nhân tạo (AI) đang được các ông lớn và các nước tập trung phát triển bất chấp nhiều ý kiến lo ngại AI là mối đe dọa cho nhân loại.

Intel tập trung phát triển công nghệ AI - Ảnh: Reuters
Intel tập trung phát triển công nghệ AI - Ảnh: Reuters


Reuters ngày 28-7 đưa tin ông trùm sản xuất chip - Intel đặt ra kế hoạch tập trung phát triển công nghệ AI và hệ thống lái xe tự điều khiển. Nếu như trước đây có hệ thống tự lái, nơi mà người lái chỉ cần hỗ trợ và can thiệp vào những tình huống phát sinh, hệ thống lái xe tự điều khiển mới hoàn toàn không cần đến sự hỗ trợ của con người. Intel dự đoán đến năm 2050, thị trường xe tự điều khiển sẽ  trị giá đến 7 nghìn tỷ USD.

Trong báo cáo ngày 27-7, Intel cũng nâng dự báo lợi nhuận và doanh thu trong năm nay, dù mới đây đã mất vị trí nhà sản xuất chip lớn nhất thế giới vào tay Samsung.

“Chúng tôi đã tung ra nhiều sản phẩm lưu trữ, Xeon, Core và đang thu hút nhiều khách hàng trong các lĩnh vực như AI và xe tự lái” - giám đốc điều hành Brian Krzanich của Intel cho biết. Ngay sau tuyên bố, giá cổ phiếu của Intel nhích thêm 4%, cho cho thấy phản ứng tích cực của thị trường đối với sự phát triển công nghệ AI và xe tự lái.

Trước đó, vào 3-2017, công ty đã quyết định chi 15 triệu USD mua công nghệ dành cho phương tiện tự điều khiển của công ty Mobileye NV với tham vọng dẫn đầu thị trường này. Giới phân tích nhận định sự tham gia của ông trùm sản xuất chip sẽ càng làm đa dạng hóa sân chơi AI.

Mozilla, công ty phát triển hệ điều hành Firefox, cũng đang kêu gọi người sử dụng “đóng góp” giọng mình vào kho giữ liệu để phát triển tính năng nhận diện giọng nói. Mozilla có kế hoạch phát triển phần mềm này vào cuối năm nay nhưng chưa rõ liệu tính năng này có được áp dụng vào hệ điều hành Firefox hay không. Theo công ty, sự đóng góp của nhiều người trên thế giới sẽ hỗ trợ công nghệ phân biệt giọng của các vùng miền -  một điều mà cả các ông trùm như Apple và Google đang gặp khó khăn.

Trong thời gian gần đây, các nhà nghiên cứu đã cài đặt thành công “trí tưởng tượng” vào dự án AI của Google - DeepMind. Như vậy, máy móc đã có thể dự đoán hậu quả của hành động và tự lập lên phương án phù hợp. Hai tính năng này được công ty đánh giá nằm trong số những phẩm chất quan trọng nhất của trí tuệ con người, theo Independent.

Trong tuần trước, Trung Quốc cũng đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng trở thành nước dẫn đầu công nghệ này từ năm 2030. Bắc Kinh khuyến khích các công ty phần mềm phát triển, và đầu tư cho các dự án phát triển AI của nước ngoài, nhằm mua lại các phát minh khoa học công nghệ trong lĩnh vực này.

Ứng dụng lớn

Giám đốc điều hành Intel, ông David Moloney, mới đây thậm chí tuyên bố rằng AI trong thời đại này còn quan trọng hơn sự ứng dụng của điện năng ở nửa cuối thế kỉ 19. Cụ thể, máy móc học nhanh hơn và tốt hơn con người.

Chúng có thể đạt được năng suất vượt ngoài khả năng của con người trong nhiều lĩnh vực như phân tích số liệu hay tìm ra bệnh tật. Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo còn có khả năng học từ lỗi lầm và tự cải thiện. Như vậy, con người sẽ không phải hướng dẫn, phân tích và lập trình mọi thứ.

Ông  Jeff Bezos,người sáng lập và giám đốc điều hành của Amazon, khẳng định rằng “Về cơ bản, không có một học viện nào trên thế giới mà không cải tiến được nhờ khả năng tự học của máy móc.” Chỉ là, theo ông nhận định, chúng ta chưa khai thác hết tiềm năng của AI mà thôi.

Mặc dù vậy, vần còn nhiều người lo lắng về AI trong tương lai và những mối đe dọa nó có thể mang đến. Cụ thể trong tuần vừa qua, giám đốc điều hành của Tesla - ông Elon Musk - và giám đốc điều hành Facebook - ông Mark Zuckerberg -  đã có cuộc tranh luận trên mạng xã hội Twitter về AI. Trong khi ông Musk cảnh cáo AI là “mối đe dọa lớn nhất cho xã hội con người” và cần được kiểm soát trước khi quá muộn, ông Zuckerberg đã bác bỏ ý kiến này.

Tuy nhiên, trong thời gian gần đây một số công ty công nghệ như IBM đã xoa dịu nỗi lo của công chúng khi họ khẳng định mọi chuyện đang bị thổi phồng lên. Ông Adam Cheyer - đồng sáng lập của chức năng Siri, một chức năng hỗ trợ sử dụng AI - so sánh nỗi sợ về việc AI sẽ trở nên quá thông minh cũng giống với việc lo ngại bùng nổ dân số trên Sao Hỏa. “Chúng ta còn chưa chạm được đến khởi đầu của AI. Thậm chí còn chưa làm được được điều gì”  - ông khẳng định.

MY HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp