Bộ muốn quản lý luôn cả một nơi có thể gọi là tự do như Facebook? - Ảnh: Softpedia |
Bạn đọc Mạnh Khôi: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân” - từ ngàn xưa ông bà ta đã có câu châm ngôn như vậy không phải là không có lý do. Nay Bộ Thông tin và truyền thông muốn ban hành nghị định quản lý nội dung các trang mạng, nghe giống như đang cố gắng quản lý trời đất nắng mưa theo ý mình vậy.
Mạng xã hội là một không gian mà trong đó bao gồm một xã hội ảo rộng lớn có tương tác qua lại thông qua các hoạt động giao lưu, học hỏi, chia sẻ giao dịch... Vì bản chất “thật thật ảo ảo” của nó mà bắt buộc giữa những người tham gia mạng xã hội phải học cách tin tưởng lẫn nhau.
Nếu như bộ muốn quản lý luôn cả một nơi có thể gọi là tự do như thế thì chẳng khác đem sự áp đặt tới một nơi mà trước giờ còn chưa từng có định nghĩa gì về quyền quản lý cả.
Bản thân mạng xã hội là một không gian mà ai chăng nữa cũng phải học cách sống theo nó chứ không phải muốn nó sống theo cách của mình. Trên các mạng xã hội, các nhà quản trị trang mạng xã hội và cung cấp Internet mới là người có quyền hành nhất.
Mời bạn đọc tiếp tục góp ý kiến về dự thảo nghị định. Mọi ý kiến gửi về địa chỉ email [email protected]. Xin cảm ơn. |
Ông Nguyễn Thành Chung (phó cục trưởng Cục Phát thanh - truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và truyền thông): Không có chuyện đời thực mạng “ảo” để né trách nhiệm Những quy định liên quan đến xử phạt hành chính các vi phạm về thông tin trên mạng đang được Bộ Thông tin và truyền thông đưa vào dự thảo nghị định thay thế nghị định 174 không phải là hoàn toàn mới, do mạng xã hội phát triển ở Việt Nam nên cần có quy định để quản lý. Ngay từ năm 2013, Chính phủ đã ban hành nghị định 72 về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng. Những quy định xử phạt hành chính đối với những hành vi vi phạm thông tin mạng hiện nay vẫn cơ bản được xây dựng trên nền những quy định trong nghị định 72 này. Tuy nhiên để phù hợp với thực tế, chúng tôi cũng đã đề xuất có bổ sung, tăng thêm mức độ xử phạt hành chính đối với một số hành vi vi phạm thông tin trên mạng. Nghị định 72/2013 đã quy định rõ: người đưa thông tin lên mạng phải chịu trách nhiệm về tính xác thực, đúng đắn, về hậu quả của thông tin. Nếu đời thực, thông tin nào là vi phạm pháp luật thì đưa trên mạng cũng sẽ là vi phạm, không có sự khác biệt, tách rời, không có chuyện đời là thực còn mạng là “ảo” để né tránh trách nhiệm. Các quy định về hành vi và mức độ xử phạt vi phạm thông tin trên mạng đang được xây dựng cụ thể và sẽ công bố rộng rãi để người sử dụng Internet nắm được, tránh những vi phạm ngoài mong muốn. Trong trường hợp người đưa thông tin lên mạng có vi phạm, chúng tôi vẫn luôn xử lý theo hướng mong muốn có sự hợp tác từ phía người vi phạm, tự giác khắc phục, gỡ bỏ, điều chỉnh thông tin sai trước khi phải dùng đến các biện pháp mạnh hơn. Đứng từ góc độ quản lý đang có một thách thức là chính tính ưu việt của công nghệ tạo ra sự lan tỏa thông tin trên mạng nhanh và mạnh hơn nhiều so với thông tin trong xã hội thật. Vì thế có không ít trường hợp đối tượng vi phạm thông tin mạng một cách chủ động, còn cơ quan quản lý bị động trong việc xử lý. Đây là một thách thức mà cơ quan quản lý đang từng bước khai thác, sử dụng chính công nghệ và sự hỗ trợ của cộng đồng mạng để dần dần khắc phục. Kết hợp các biện pháp công nghệ với các biện pháp hành chính đủ mạnh, chế tài đủ sức răn đe được quy định trong luật pháp sẽ giúp chúng ta có một môi trường mạng lành mạnh, tích cực, tốt đẹp hơn. |
EU và Đức siết chặt phát ngôn Facebook Trong nỗ lực loại bỏ những ý kiến cực đoan, xúc phạm trên mạng xã hội, Liên minh châu Âu (EU) và đặc biệt là Đức đã có động thái quyết đoán đối với những nội dung đăng tải trên mạng xã hội. Tháng 5-2016, nhóm các công ty công nghệ hàng đầu thế giới như Facebook, Twitter, Microsoft và YouTube đã ký vào một “quy tắc ứng xử” (code of conduct) tự nguyện với Ủy ban châu Âu (EC). Theo đó, các mạng xã hội sẽ rà soát và xóa những nội dung, video có nội dung cực đoan vi phạm trong vòng 24 giờ. Theo một báo cáo mới đây của EC ngày 1-6, Facebook là mạng duy nhất cho thấy nỗ lực tuân thủ quy tắc ứng xử trên, tạp chí The Verge cho hay. Nội các Đức ngày 5-4-2017 thông qua dự luật có thể phạt tới 50 triệu euro đối với mạng xã hội nếu nhà cung cấp không gỡ bỏ các bài viết gây kích động, thù hằn, trong vòng 24 giờ. Còn người đứng đầu cơ quan ấy ở Đức có thể bị phạt đến 5 triệu euro, theo Reuters. Thủ tướng Anh Theresa May cũng là người ủng hộ việc áp dụng luật tương tự Đức, sau khi nước này trải qua các vụ khủng bố liên tiếp tuần trước. |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận