Sau khi bán mảng thiết bị di động cho Microsoft vào cuối năm 2013, cựu vương di động Phần Lan chủ yếu tập trung vào mảng sản xuất linh kiện mạng viễn thông - Ảnh: Internet |
Theo Reuters, giám đốc Nokia Rajeev Suri chuẩn bị cho một tham vọng “phục hưng” quyền uy của gã khổng lồ di động một thời, Nokia đang tuyển nhiều việc làm trên trang LinkedIn tại bang California, chủ yếu tập trung vào bộ phận phát triển sản phẩm, bao gồm kỹ sư Android.. Tuy nhiên, ông phải chờ đến tận cuối năm 2016 để thỏa thuận “không cạnh tranh” với Microsoft hết hiệu lực, công tác chuẩn bị đã và đang được tiến hành.
* Xem:
Trước đó, công ty đã làm một phép thử trên thị trường tiêu dùng khi bất ngờ tung ra chiếc cùng ứng dụng Android mang tên “Z Launcher” - sự kiện khi đó được giới truyền thông gọi bằng cái tên “sự tái sinh của Nokia.”
Tablet N1 của Nokia – Ảnh: Internet |
Từ bỏ dây chuyền sản xuất
Theo Reuters, quân bài chủ lực của Nokia nằm ở việc công ty này đang nắm giữ một số lượng đáng kể các bằng phát minh công nghệ, bao gồm cả những bằng phát minh được giữ lại sau khi bán mảng di động cho Microsoft.
Trên tất cả, Nokia cho biết sẽ không lặp lại những sai lầm đã dẫn đến sự sa sút của họ trong vòng một thập kỷ qua như bỏ lỡ các xu hướng công nghệ, chi phí vận hành cao cũng như phản ứng chậm chạp trước thị hiếu tiêu dùng của khách hàng.
Để giảm thiểu tối đa tất cả rủi ro này, Nokia đang tìm kiếm đối tác để tham gia các phi vụ “nhượng quyền thương hiệu” - trong đó Nokia sẽ đảm nhận việc thiết kế điện thoại mới mang thương hiệu hãng, song sẽ cho phép các công ty khác tham gia việc sản xuất hàng loạt, công tác tiếp thị và bán hàng để đổi lấy tiền bản quyền.
Kế hoạch này hoàn toàn tương phản với những gì mảng di động trước kia của Nokia từng làm trong thời hoàng kim: dây chuyền sản xuất của họ làm ra nhiều điện thoại hơn bất cứ công ty nào cùng thời điểm và có lúc tuyển dụng đến hàng chục ngàn nhân viên.
Theo lời Rajeev Suri, Nokia chỉ quay lại thị trường di động dân dụng thông qua hình thức nhượng quyền kể trên thay vì những cách làm truyền thống khác. Việc nhượng quyền thương hiệu tuy kém lợi nhuận hơn so với tự sản xuất và bán sản phẩm, song cũng bớt rủi ro hơn.
Trước đó, nhiều tên tuổi lớn khác như Philips và Alcatel của châu Âu đã nhượng lại thương hiệu của họ cho các đối tác gia công châu Á từ một thập niên trước.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận