Máy quay Nokia OZO - Ảnh: TechRadar |
Ra mắt tháng 7-2015, đến nay máy quay Nokia OZO VR mới chính thức có mặt trên thị trường với giá bán lên đến 60.000 USD (tương đương 1,3 tỉ VND). Cũng do mức giá cao, Nokia công bố gói thuê dùng theo tuần hoặc tháng để tiết giảm chi phí.
Có kiểu dáng hình cầu tròn, máy quay OZO VR có 8 cảm biến camera 2K x 2K đồng bộ và 8 microphone với khả năng quay lại hình ảnh lập thể 3 chiều (3D), video 360-độ (360 x 180 độ). Nokia cho biết OZO VR đáp ứng được yêu cầu của các nhà làm phim chuyên nghiệp, đón đầu xu hướng phim với công nghệ thực tế ảo (VR).
OZO có đi kèm phần mềm xử lý và biên tập nội dung phim, xuất video 4K, VR và tương thích với hệ điều hành OS X 10.10 Yosemite trở lên.
Ảnh đồ họa thiết bị Nokia OZO VR - Ảnh: Nokia |
Cùng phân khúc thiết bị máy quay VR cao cấp còn có hệ thống Odyssey (Google hợp tác GoPro) kết hợp 16 máy quay của GoPro giá khoảng 15.000 USD để sản xuất các video thực tế ảo 360-độ.
Hệ thống Odyssey kết hợp 16 máy quay GoPro - Ảnh: larealitevirtuelle.com |
Ở phân khúc tiêu dùng phổ thông là cuộc đua của Samsung và LG khi hai hãng điện tử Hàn Quốc cùng cho ra mắt thiết bị quay video 360-độ cầm tay nhỏ gọn gồm Samsung Gear 360 và LG 360 Cam.
Công nghệ thực tế ảo (VR) được dự báo tạo ra 3,6 tỉ USD doanh thu trên toàn cầu, đến năm 2020 khoản chi tiêu cho VR lên đến 40 tỉ USD. Riêng mảng VR trên di động tạo ra 861 triệu USD trong năm 2016 |
Hãng nghiên cứu thị trường SuperData |
Lạc quan hơn, Hãng tư vấn công nghệ Digi-Capital dự báo doanh thu toàn cầu từ công nghệ VR/AR lên đến 120 tỉ USD vào năm 2020.
Theo Digi-Capital, đầu tư cho công nghệ thực tế ảo (VR) và tăng cường-thực tế (AR) đã đạt 1,1 tỉ chỉ trong hai tháng đầu năm 2016, tăng gần gấp đôi so với 686 triệu USD đầu tư vào VR/AR cùng khoảng thời gian năm 2015. Trong đó, thương vụ đầu tư 794 triệu USD của Magic Leap đầu tháng 2 đã chứng minh về các con số tăng trưởng như dự báo.
Tiền đầu tư rót vào các giải pháp và dịch vụ VR/AR, phần cứng VR, công nghệ quảng cáo và tiếp thị (marketing), phân phối, ứng dụng, giải trí (game/phim), phụ kiện có liên quan đến VR.
* Xem Clip:
Chip đồ họa cho VR
Cả thị trường sục sôi nên dĩ nhiên các nhà sản xuất chip xử lý như AMD hay Qualcomm không bỏ lỡ.
VR đang là cuộc đua nóng nhất trong ngành công nghệ - Ảnh: Internet |
AMD phô diễn sức mạnh qua mẫu thử nghiệm chip đồ họa hỗ trợ công nghệ VR mang tên Polaris 10 mang độ phân giải cao hơn cũng như khả năng xử lý đồ họa tốt hơn cho các ứng dụng VR và game truyền thống.
AMD hợp tác cùng nhà sản xuất engine cho game Crytek phát triển công nghệ đồ họa VR First. Bên cạnh đó, AMD công bố giới thiệu nền tảng tạo nội dung VR tên Radeon Pro Duo giúp các nhà phát triển ứng dụng VR cho giáo dục, y tế, trò chơi (game) và giải trí. Radeon Pro Duo có hệ thống điện toán 16 TLFLOPs (teraflops).
Trong cùng diễn biến, "ông lớn" khác là Qualcomm trình làng bộ SDK (hỗ trợ phát triển phần mềm) thực tế ảo, giúp các nhà phát triển xây dựng những ứng dụng và game cho smartphone, thiết bị kính thực tế ảo dùng chip Snapdragon của Qualcomm.
Dòng chip Snapdragon 820 mới nhất của Qualcomm có mặt trong các smartphone cao cấp nhất năm 2016 có thể dùng trong các thiết bị phần cứng VR, khả năng hỗ trợ chạy các ứng dụng VR.
Giải trí thực tế ảo hay game VR còn là cơ hội vực dậy ngành công nghiệp máy tính nên các hãng chế tạo chip xử lý như Intel, Nvidia không đứng ngoài cuộc.
*
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận