25/02/2015 17:22 GMT+7

Sếp Yahoo chất vấn sếp NSA về quyền riêng tư

THÚY QUỲNH
THÚY QUỲNH

TTO - Bê bối nghe lén của NSA làm gia tăng mâu thuẫn với giới công nghệ Mỹ, dẫn đến một diễn biến mới: sếp Yahoo! chất vấn sếp NSA.

Michael Rogers (giữa), giám đốc NSA – Ảnh: Wall Street Journal
Michael Rogers (giữa), giám đốc NSA – Ảnh: Wall Street Journal

Michael Rogers, giám đốc Cơ quan an ninh quốc gia Mỹ (NSA) mới đây đã bị chất vấn bởi Alex Stamos, trưởng lãnh đạo mảng an ninh mạng của Yahoo, về chủ đề rằng liệu các công ty công nghệ có nên tự tạo ra những lỗ hổng an ninh, hay "cửa sau" (backdoor) vào trong các sản phẩm và dịch vụ theo yêu cầu của chính phủ hay không!?

Màn "hỏi – đáp" này là nội dung trong một hội thảo về an ninh mạng vừa được tổ chức tại Washington, sau khi Rogers công khai tuyên bố rằng ông đồng ý với những bình luận của giám đốc Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey, rằng nước Mỹ nên "được quyền tiếp cận với các kênh thông tin được mã hóa".

"Nghe có vẻ như ông đồng ý với Comey rằng chúng tôi (những hãng công nghệ) nên tự tích hợp 'lỗ hổng' vào trong chính sản phẩm của mình, để chính phủ Hoa Kỳ có thể giải mã các kênh thông tin," Alex Stamos (Yahoo) đặt vấn đề. Rogers đã không trả lời một cách trực tiếp, thay vào đó ông cho biết mình "tin rằng chính phủ Mỹ và các công ty có thể đạt được một thỏa thuận cùng nhau."

Theo bình luận của Bloomberg, cuộc nói chuyện là điểm nhấn trong mối căng thẳng vốn vẫn "nóng" giữa các tập đoàn công nghệ Mỹ với chính phủ nước này, kể từ khi cựu nhân viên CIA Edward Snowden tiết lộ các tài liệu mật cho thấy NSA đã tiến hành những hoạt động nghe lén và đọc trộm thông tin. Kể từ đó, những công ty như Yahoo, Google hay Apple đã tăng cường mức độ mã hóa và bảo mật thông tin trong các sản phẩm và dịch vụ của họ.

* Xem: 

FBI "than phiền"

Trước những "than phiền" của FBI rằng họ ngày càng gặp khó khăn trong việc... giải mã thông tin chứa trong các điện thoại thế hệ mới của Google và Apple do mức độ mã hóa được tăng cường, chính phủ của tổng thống Barack Obama đã có những cuộc thảo luận với đại diện các công ty nhằm đạt được một sự nhất trí đối với vấn đề nhạy cảm này.

"Tôi tin là chúng ta cần tạo ra một khung pháp lý cho việc này. Đây không phải điều gì cần phải giấu diếm cả", Rogers cho biết trong buổi nói chuyện.

Sếp NSA cũng cho biết một trong những lý do khiến ông tham dự hội nghị và trả lời câu hỏi là nhằm tăng cường đối thoại đối với những chủ đề khó khăn. Tuy nhiên, Rogers vẫn từ chối trả lời câu hỏi về những trường hợp NSA hack vào Gemalto, một hãng sản xuất thẻ SIM để theo dõi điện thoại di động, cũng như cài đặt công cụ theo dõi vào ổ cứng của nhiều máy tính. 

Google vẫn "chống trả" quyết liệt trước những yêu cầu này. Một trong những luật sư của Google Richard Salgado cho biết điều này có thể vi phạm quyền riêng tư và an toàn của người dùng Internet. 

Về phía cộng đồng người dùng, nhiều phản ứng cho rằng "Internet là của tất cả mọi người, không phải của riêng chính phủ Mỹ". Tuy nhiên, những phản ứng này chưa đủ để làm nản lòng NSA và FBI.

THÚY QUỲNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp