1.
Hãng Polaroid nổi tiếng xưa nay về loại máy ảnh chụp lấy ảnh liền (instant camera) tham gia mạng truyền thông xã hội với chiếc máy ảnh Polaroid Socialmatic.
Thiết bị Socialmatic có hình dạng chiếc hộp vuông dẹp này thật ra là một chiếc máy ảnh kép. Máy ảnh chính phía trước có độ phân giải 14MP. Máy ảnh phía sau 2MP dùng để chụp ảnh selfie.
Màn hình cảm ứng rộng 4.5 inch. Máy ảnh chạy hệ điều hành Android, kết nối Wi-Fi, Bluetooth và GPS. Bộ nhớ lưu trữ 4GB, hỗ trợ thẻ nhớ microSD 32GB.
Máy ảnh Polaroid này có thể in ra ngay sau khi chụp các tấm ảnh kích thước 2 x 3 inch với công nghệ in không mực ZINK Zero Ink. Giấy ảnh này giá 15 USD/hộp 50 tờ.
Người dùng có thể tải về các ứng dụng mạng truyền thông xã hội mà mình ưa thích như Facebook, Twitter.
Giá bán của máy ảnh lấy liền mạng xã hội này khá đắt, tới 299 USD.
Xin mời xem clip:
Nguồn: Youtube |
2.
Các nhà sản xuất những phụ kiện thông minh không hề bỏ qua một bộ phận khách hàng tiềm năng ngày càng gia tăng là những người có tính hay quên.
Khai thác ưu thế của kết nối không dây Bluetooth kết hợp với smartphone đã trở nên phổ cập, họ chế ra những thiết bị nhỏ xíu gọi là "Bluetooth tracker" (theo dấu bằng Bluetooth).
Chỉ với giá từ 20 USD tới 30 USD, các thiết bị như PROTAG Duet, Tile, LassoTag, Tintag, TrackR sticker, Find’Em Tracking… kết nối với thiết bị di động bằng sóng Bluetooth (có phạm vi 10 mét) thông qua những ứng dụng di động iOS hay Android.
Nhờ sử dụng chuẩn Bluetooth LE tiêu thụ rất ít năng lượng nên các thiết bị này có thời lượng pin lâu (từ 3, 4 tháng tới cả năm).
Chúng có nhiều dạng như móc chìa khóa, miếng dán, thẻ… để bạn có thể lựa chọn cho mục đích của mình.
Với những thiết bị Bluetooth, bạn có thể cài đặt để mỗi khi bạn rời khỏi vật gắn thiết bị tìm kiếm đó bao xa là ứng dụng cài trên thiết bị di động sẽ kêu lên báo động.
Còn với những thiết bị có tích hợp GPS, bạn có thể gắn lên xe đạp, hành lý… và theo dõi trên bản đồ GPS cho dù món đồ của bạn đang phiêu bạt nơi đâu.
Xin mời xem clip:
Nguồn: Youtube |
3.
Cả người dân lẫn nhà chức trách ở Mỹ lâu nay đều rất lo lắng trước nạn bạo lực hung hăng của các cảnh sát. Theo Digital Trends (5-12-2014), mỗi năm ở Mỹ xảy ra tới 422.000 vụ bạo lực có liên quan tới cảnh sát.
Mới đây, hai sinh viên Brandon Anderson và Joseph Gruenbaum của Đại học Georgetown (Washington DC) đã có sáng kiến phát triển một ứng dụng di động gọi là SWAT, không phải viết tắt tên của lực lượng cảnh sát đặc biệt chống khủng bố (Special Weapons And Tactics), mà là "Safety With Accountability & Transparency" (an toàn với trách nhiệm giải trình và minh bạch).
Kết hợp với website SWAT, ứng dụng này cho phép người dân chính thức khiếu nại với các sở cảnh sát địa phương về những vụ cảnh sát bạo lực đang xảy ra với bằng chứng là video được ghi trong thời gian thực.
Anderson cho biết trong chuyến tới thị trấn Ferguson (bang Missouri), nơi người thanh niên da đen Michael Brown bị cảnh sát bắn chết hồi tháng 8-2014, anh đã nhìn thấy cảnh sát đang đập phá những chiếc smartphone của người dân để tiêu hủy những hình ảnh và âm thanh mà họ ghi được.
Vì thế, anh đã nghĩ ra giải pháp giúp cho người ta có thể post ngay lên các máy chủ được bảo mật những chứng cứ mà mình thu thập được. Ứng dụng SWAT không chỉ cho phép phát trực tiếp các video, hình ảnh mà còn ghi nhận vị trí và thời gian cụ thể.
Ứng dụng SWAT vừa đoạt giải nhì trong một cuộc thi về truyền thông tại thủ đô Washington.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận