Một bức ảnh chụp mạng xã hội Facebook trên màn hình website - Ảnh: Reuters |
Đức vốn dĩ đã có những luật rất nghiêm ngặt đối với việc phỉ báng, công khai xúi giục phạm tội cũng như đe dọa bạo lực.
Hiện nay, vấn đề này càng trở nên cấp thiết tại Đức do các chính trị gia lo ngại rằng việc phổ biến tin tức giả mạo và nội dung phân biệt chủng tộc có thể bẻ hướng dư luận trước cuộc bầu cử toàn quốc vào tháng 9 tới.
Trong vòng hai năm qua, hơn một triệu người nhập cư đã đến Đức. Việc một số người tị nạn phạm tội cũng như các vụ tấn công khủng bố đã khiến công dân Đức bày tỏ sự phẫn uất, dễ dẫn tới thái độ bài ngoại. Đó cũng là lý do một số chính đảng đi theo chiều hướng cứng rắn với người nhập cư đang giành được sự ủng hộ.
Tuy nhiên theo chiều ngược lại, kế hoạch phạt tiền mạng xã hội của Đức cũng dấy lên câu hỏi về tự do ngôn luận.
Các tổ chức đại diện cho những công ty công nghệ, người dùng mạng xã hội và nhà báo đã cáo buộc chính phủ thúc đẩy một luật mà họ cho là làm tổn hại quyền được lên tiếng và lắng nghe của người dân.
Volker Tripp, người đứng đầu Hiệp hội xã hội kỹ thuật số, đại diện cho người tiêu dùng, nói: “Đây là cách tiếp cận sai lầm khi biến mạng xã hội thành các trang nội dung của cảnh sát”.
Theo bản dự thảo luật này, các mạng xã hội được giao thời hạn 24 tiếng để xóa hoặc chặn những nội dung vi phạm. Các đại diện mạng xã hội có nhiệm vụ báo cáo cách giải quyết cho những người phàn nàn về nội dung vi phạm, theo Reuters.
Việc không giải quyết được các trường hợp trên có thể khiến công ty bị phạt tối đa 50 triệu euro, còn người đứng đầu cơ quan đại diện cho công ty ấy ở Đức bị phạt đến 5 triệu euro.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận