Người dân Sài Gòn thích thú với lần đầu trải nghiệm kính thực tế ảo tại một trung tâm thương mại - Ảnh: Minh Huyền |
Công nghệ thực tế ảo có thể giúp con người dễ dàng tiếp cận với các ứng dụng về khoa học, giáo dục và giải trí hiện đại mang tính thực nghiệm cao một cách tiết kiệm nhất.
Kính thực tế ảo cũng mở ra nhiều cơ hội và thách thức các nhà văn, nhà làm phim khoa học giả tưởng bằng những tình tiết siêu thực, có chiều sâu. Thậm chí, một số bộ phim cũ đã được làm mới lại thông qua cái nhìn đa chiều của kính thực tế ảo.
Khởi đầu cho sự xuất hiện của kính thực tế ảo hiện nay có thể nhắc đến kính đeo Gear VR của Samsung giá 100 USD được tung ra vào cuối năm ngoái và Google Cardboard (có giá thấp hơn 20 USD và được tung ra vào năm 2014).
Từ cuối năm 2015, đầu năm 2016, Oculus, Sony và HTC, Nokia, AMD, Qualcomm cũng đã bước vào phân khúc này với những thiết bị tích hợp cảm biến và thể hiện phức tạp hơn.
Những sản phẩm công nghệ thực tế ảo thương mại đã ra mắt đầu 2016 là HTC Vive và Sony PlayStation VR, có thể kết nối với máy tính cá nhân hoặc hệ thống máy chơi điện tử, cũng như Microsoft Hololens - sản phẩm chạy trên nền máy tính Windows 10 được tích hợp sẵn trong bộ đeo đầu, có thể tương tác với các cử chỉ và ra lệnh bằng giọng nói.
Hololens cũng đáng chú ý bởi nó sẽ tích hợp thực tế ảo tăng cường tính thực tế, cho phép người đeo quan sát được thông tin và đồ họa hiển thị chồng lên những gì mà mắt thường có thể nhìn thấy qua ống kính của thiết bị.
Một điểm mạnh của HTC Vive chính là khả năng tạo hiệu ứng chuyển động xung quanh không gian ảo. Tính năng này được tạo ra từ 2 trạm gốc (base station) đi kèm với Vive và ghi nhận cảm biến của cả thiết bị đeo đầu (headset) và thiết bị điều khiển cầm tay không dây.
PlayStation VR (được biết tới trước đây với tên Project Morpheus) hiển nhiên là nền tảng game nổi tiếng của Sony.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận