21/07/2017 15:08 GMT+7

Khám phá tầng ngầm của đại dương Internet (phần 1)

TIÊU NGỌC LANG
TIÊU NGỌC LANG

TTO - Người dùng Internet thường cho rằng cần biết thông tin gì, chỉ cần tra Google. Nhưng liệu Google có thể tìm ra được mọi thứ hiện có trên Internet không? Câu trả lời là không. Đại dương thông tin Internet mênh mông hơn tưởng tượng rất nhiều.

Khám phá tầng ngầm của đại dương Internet (phần 1) - Ảnh 1.

Các tầng của đại dương Internet

Internet đã gần như trở thành một phương tiện thông tin thiết yếu cho hầu hết mọi người dân, đặc biệt là với thế hệ dưới 60 tuổi. Thật khó tưởng tượng việc gì sẽ diễn ra nếu như thế giới đột nhiên không còn Internet. Nhưng liệu rằng những gì mọi người đang xem, đang thấy trên từ các website trên Internet chính là toàn bộ những gì Internet đang có? Câu trả lời chắc chắn là không.

Internet là một đại dương rất rộng lớn, những gì mọi người đang tìm được, đang đọc được chỉ là một phần rất nhỏ, chỉ là những hòn đảo, những phần nổi của tảng băng hoặc những con tàu trên lênh đênh mặt biển. Còn phía dưới, là một thế giới ngầm, rộng lớn, lớn hơn rất nhiều.

Silk Road – sàn giao dịch của thế giới ngầm

Để bắt đầu tìm hiểu của phần dưới bề mặt đại dương Internet, hãy nhớ lại vụ án Silk Road.

Thứ Tư, ngày 2-10-2013, sau nhiều tháng theo dõi, tìm kiếm, Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) đã bắt được Ross Ulbricht, chủ nhân của trang thương mại điện tử thế giới ngầm Silk Road. Được thành lập từ năm 2011, Silk Road là một chợ nổi tiếng trên thị trường đen, cung cấp từ phần mềm độc hại, ma túy, vũ khí đến cả dịch vụ ám sát. 

Chỉ sau hai năm, tính đến thời điểm bị triệt hạ, Silk Road đã có đến 150.000 khách hàng với 4.000 người bán. Tổng cộng có khoảng 1,2 tỷ đô la giao dịch trên hệ thống, và FBI đã thu được 26.000 bitcoin lúc bắt giữ Ulbritcht (tương đương 67,6 triệu đô la thời giá hiện nay).

Điểm khác biệt giữa Silk Road với hệ thống các trang thương mại điện tử hợp pháp nằm ở chỗ người tham gia mua/bán trên hệ thống sẽ không lưu lại vết để có thể định vị, định danh vì thế, nó được dùng cho thị trường đen. Đó chính là bề chìm của đại dương Internet.

​Cảnh sát Mỹ - EU triệt phá 2 trang chợ đen lớn ​Cảnh sát Mỹ - EU triệt phá 2 trang chợ đen lớn

TTO - Cảnh sát Mỹ và EU ngày 20-7 tuyên bố họ đã đóng cửa 2 "trang chợ đen trực tuyến" cho phép những người dùng ẩn danh giao dịch đủ loại hàng cấm như ma túy, súng và phần mềm tin tặc.

Các tầng đại dương Internet

Hệ thống website trên Internet có thể chia thành 3 tầng: tầng bề mặt (surface web), tầng dưới mặt nước (deep web) và tầng đáy (dark web).

Tầng bề mặt (surface web – web bề mặt): đôi khi còn được gọi là những website hữu hình. Đây chính là phần những người dùng bình thường trên Internet tiếp cận được, điển hình như Google, như Facebook, như các trang báo, trang tin điện tử… Những trang web này có đuôi truyền thống là .com, .vn, .org, .edu, .net … và có thể tìm kiếm được một cách dễ dàng từ các công cụ tìm kiếm như Google, Bing… bởi lẽ những website này đã được lập chỉ mục và không cần phải dùng bất kỳ phương pháp hoặc cấu hình đặc biệt nào để truy cập vào trang.

Hiện nay, theo Domain tool trên toàn thế giới có khoảng 150 triệu tên miền và khoảng 4,6 tỷ trang web được Google lập chỉ mục. Mặc dù con số này có vẻ rất lớn, nhưng thật ra chúng chỉ chiếm tầm 4-5% thông tin của toàn bộ Internet và chỉ là những phần nổi trong một đại dương thông tin mênh mông của hàng chục nghìn tỷ trang web không thể truy cập bằng cách thông thường.

Tầng dưới mặt nước (deep web): Theo một số ước tính thì tầng này chiếm đến 90% lượng thông tin trên toàn Internet, thậm chí có ước tính còn cho rằng tổng dung lượng của tầng deep web gấp 400-500 lần tầng surface web.

Khám phá tầng ngầm của đại dương Internet (phần 1) - Ảnh 3.

Tầng deep web - Ảnh: BRANDPOWDER

Đây là những trang web, những thông tin ẩn mà các công cụ tìm kiếm như Google không thể tìm ra, chúng bao gồm nhưng không giới hạn những thông tin như: cơ sở dữ liệu người dùng của các hệ thống tín dụng, cơ sở dữ liệu của các cổng thông tin chính phủ, email… 

Để truy cập được những thông tin này cần phải có những công cụ đặc thù. Lấy một ví dụ đơn giản để dễ hình dung, khi dùng hệ thống quản lý nội dung CMS, người quản trị hệ thống có thể thấy được các nội dung được đưa vào hệ thống, nhưng với bạn đọc trang báo điện tử của hệ thống đó, họ chỉ thấy được những trang báo, những nội dung được xuất bản. 

Như vậy những nội dung được xuất bản trên báo điện tử chính là surface web, còn nội dung trong CMS chính là phần deep web. Và deep web không phải là những gì xấu xa, deep web rất cần thiết cho "đời sống" Internet, phần tối tăm và xấu xa chỉ nằm ở một số bộ phận đơn lẻ.

Tầng đáy (dark web): Đây là phần xa xôi và khó tiếp cận nhất trong đại dương Internet, dù đôi khi được xem như là một phần của deep web, nhưng dark web thường được dùng để chỉ những lớp thông tin đã được mã hóa, ẩn dấu một cách cực kỳ kín đáo. 

Khi truy cập vào dark web, người dùng buộc phải sử dụng một công cụ có tên là Tor, công cụ này không những cho phép ẩn thông tin của trang web mà còn giúp người truy cập không bị định vị, định danh bởi các kỹ thuật lần vết (track) thông thường. Vì vậy Dark web được dùng để chứa những thông tin cực kỳ bí mật, riêng tư và cũng là thiên đường cho những giao dịch, thông tin đen, bất hợp pháp.

>>  Trong phần 2 chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn sâu hơn về nơi bí ẩn của Internet: Dark web

TIÊU NGỌC LANG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp