Từ lãnh đạo quân sự đến các ông trùm tư nhân đều phải cầu viện chuyên gia an ninh do lo sợ mất dữ liệu nhạy cảm vào tay tin tặc.
Theo Reuters, khối ngân hàng, truyền thông, bảo hiểm, năng lượng... đang mang lại nguồn thu đáng kể cho các công ty quốc phòng trong lĩnh vực an ninh mạng. Thị phần này giúp bù đắp cho sự sụt giảm đơn hàng vũ khí truyền thống từ chính phủ các nước phương Tây.
Các chuyên gia quân sự cảnh báo đằng sau chiến trường súng đạn đang có một mặt trận khác không kém phần khốc liệt, đó là không gian ảo.
Ví dụ như hồi tháng 4-2015, nhóm tin tặc tự xưng ủng hộ lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) đã đánh sập các kênh của Đài truyền hình Pháp TV5Monde. Cũng có giả thiết cho rằng người Nga đứng sau vụ tấn công này, thực hư không rõ nhưng có một điều ai cũng nhận ra là nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng đang tăng dần theo thời gian.
Hãng vũ khí Saab của Thụy Điển là một điển hình tiêu biểu. Họ cho biết vô số tin tặc và gián điệp đã cố xâm nhập khi cái tên Saab trở thành ngôi sao trong giới sản xuất máy bay chiến đấu và công nghệ tàu ngầm.
Năm 2013, Saab ký được một hợp đồng chiến đấu cơ Gripen với Chính phủ Thụy Điển và ngay lập tức các cuộc tấn công mạng nhắm vào hãng này tăng lên 25.000 lần mỗi tuần.
Các công ty quốc phòng như Saab tự tin rằng họ hiệu quả hơn hẳn khối công nghệ thông tin trong việc chống lại các mối đe dọa tinh vi nhờ có truyền thống dày dạn bảo vệ các hệ thống phức tạp.
Hãng nghiên cứu công nghệ Gartner ước tính chi phí an ninh mạng toàn cầu sẽ tăng 8,2% trong năm 2015 lên 77 tỉ USD và sẽ đạt 101 tỉ USD đến năm 2018.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận