Ảnh: Arstechnica |
Trang tin công nghệ Arstechnia giới thiệu cách thức ứng dụng của thuật toán này trong bài báo đăng tải trên tạp chí PNAS tuần này. Các tác giả nghiên cứu chứng minh một thuật toán có thể giúp đáp ứng nhu cầu đi lại trong thời gian thực với thời gian chờ xe thấp nhất, từ đó giảm ùn tắc giao thông hiệu quả.
Theo đó, nếu áp dụng thuật toán này, lượng xe cần sử dụng cũng ít hơn. Ngay cả với những chiếc taxi như hiện nay, cũng chỉ cần 1/4 số lượng xe như bình thường để giải quyết nhu cầu đi lại hàng ngày đó.
Đây là thuật toán do nhóm các nhà nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) và Đại học Cornell phối hợp phát triển. Thuật toán này hướng nhiều hơn tới việc giải quyết cách thức chuyên chở hành khách hơn là chỉ làm sao cho đáp ứng phù hợp giữa xe và hành khách có nhu cầu di chuyển theo như cách giải quyết trước nay.
Theo đó, để thời gian chờ xe tối thiểu thì hành khách sẽ phải đi chiếc xe đang ở gần họ nhất. Khi đó, sẽ phải bổ sung thêm các hành khách khác lên cùng chuyến xe này, miễn sao không làm thay đổi đáng kể hướng đi của hành khách đầu tiên.
Và như thế, nếu một chuyến đi đã khởi hành rồi, cần có một sự bổ sung và trả khách xuống suôn sẻ, và theo đó, xe càng ít bị để trống càng tốt.
Báo cáo nghiên cứu chỉ ra: "Thách thức lớn nhất khi giải quyết vấn đề này là nhu cầu cần phải tìm hiểu một khu vực phục vụ rộng lớn, trong khi đó phương án tính toán của ứng dụng phải đủ nhanh để có thể cung cấp cho người dùng trải nghiệm sử dụng dịch vụ đặt xe và di chuyển thuận tiện theo đúng thời gian thực".
Phần thách thức lớn nhất trong khi phát triển thuật toán này chính là tìm ra giải pháp tối ưu nhất trong toàn bộ một không gian đáp ứng dịch vụ. Tuy nhiên, một giải pháp tối ưu hợp lý cho một khu vực địa phương có thể không phải là giải pháp hiệu quả nhất, nhưng cũng đã đủ tốt để giúp mọi người có thể lên xe nhanh hơn.
Qua đó, một lượt chuyên chở trọn vẹn nếu sử dụng thuật toán "tham lam" sẽ khởi hành với những hành trình dài nhất và cố gắng giảm thiểu tối đa khoảng thời gian bị chậm lại trên hành trình của hành khách.
Cùng với quá trình tối ưu hóa, cách tiếp cận của các chuyên gia còn cho phép đặt giới hạn cho những yếu tố như thời gian chờ đợi, khoảng thời gian bị chậm thêm cho một hành khách do bị ảnh hưởng bởi những hành khách khác. Nó cũng có thể được điều chỉnh để thực hiện những quá trình tối ưu hóa khác cho các kích thước phương tiện chuyên chở khác nhau.
Nhóm nghiên cứu đã triển khai thử nghiệm trên thực tế tại thành phố New York và cho rằng với việc sử dụng ứng dụng của họ, người ta có thể loại bỏ một số lượng lớn xe cần dùng.
Với một lượng xe taxi 4 chỗ như hiện nay, chỉ cần 3.000 xe là có thể giải quyết được 98% nhu cầu đi lại. Người gọi xe sẽ phải chờ đợi trung bình 2,7 phút và có thể mất thêm trung bình 2,3 phút bị chậm lại trong hành trình vì quá trình đón, trả thêm các khách khác.
Nếu chuyển sang các phương tiện ô tô khác lớn hơn, có thể chở được 10 người thì lượng xe cần giải quyết nhu cầu di chuyển tổng thể đó còn là 2.000 xe.
Khi lượng khách tăng, tất yếu sẽ có thêm các hành khách bị chậm hơn thời gian di chuyển một chút. Tuy nhiên sự chậm trễ đó cũng chỉ dưới mức 10 giây và họ được bù đắp lại bằng việc họ được xe đón nhanh hơn.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận