03/07/2015 22:12 GMT+7

Bị nhà mạng “móc túi”: Con kiến mà kiện củ khoai!

H.L
H.L

TTO - Không chỉ khách hàng VN mà trên thế giới cũng vậy: khi bị nhà mạng “móc túi”, nếu có đi kiện chẳng khác nào "con kiến mà kiện củ khoai"!

Thuê bao di động thường xuyên nhận tin nhắn quảng cáo dịch vụ của nhà mạng - Ảnh: Đ.Thiện

Tình trạng người sử dụng điện thoại bị trừ tiền oan ức cho những dịch vụ mạng mà họ không có nhu cầu sử dụng (thuê bao), không xài trên thực tế đã phổ biến đến mức ai xài điện thoại di động, sử dụng mạng cũng lo sợ nguy cơ này hoặc đã từng bị.

Cá nhân phản ánh tới nhà mạng thì luôn nhận được câu trả lời “đợi kiểm tra kỹ thuật” sau đó cho rằng máy tính đã cho thấy “quý khách” có xài dịch vụ, việc trừ tiền là đúng. Nhờ đến báo chí, báo có lên tiếng thì nhà mạng cũng làm lơ và sự việc tiếp tục lập lại.

Liên quan đến vấn đề này, khi được Tuổi Trẻ đặt vấn đề người có trách nhiệm nói gì?

Ông Đỗ Đình Rô - trưởng phòng thanh tra viễn thông, công nghệ thông tin (Thanh tra Bộ Thông tin - truyền thông) - phát biểu trên Tuổi Trẻ:

- Về nguyên tắc, người tiêu dùng dùng dịch vụ gì thì đăng ký với nhà mạng và có sự thỏa thuận với nhau. Nếu nhà mạng không thực hiện đúng thỏa thuận thì người tiêu dùng có quyền khiếu nại, thậm chí khởi kiện ra tòa.

Vâng nghe thì rất hợp lý, dễ dàng nhưng thực tế cho thấy không có khách hàng nào có đủ điều kiện và tài chính để thắng kiện nhà mạng, nhất là khi liên quan đến sử dụng công nghệ cao thông qua các gói dịch vụ mờ mờ ảo ảo trên mạng như VN.

Không chỉ VN trên thế giới cũng vậy.

Một người có tên Frank M. Fazio kiện Apple, tố phần mềm “phụ tá ảo” Siri thực tế không hoạt động tốt như những gì mà Apple quảng cáo. Ngay sau khi mua chiếc iPhone 4S, Fazio nhận ra rằng, Siri không tuyệt như anh tưởng.

“Chẳng hạn, khi tôi hỏi Siri hướng đi tới một nơi nào đó, hoặc xác định vị trí của một cửa hàng, Siri hoặc là không hiểu tôi nói gì, hoặc bắt tôi phải chờ rất lâu trước khi được nghe một câu trả lời sai”, Fazio nói trong đơn kiện.

Tờ Forbes gọi vụ kiện này là “định nghĩa về sự phù phiếm”, cho rằng Fazio lẽ ra nên trả lại chiếc điện thoại thay vì đâm đơn kiện như thế.

Những loại kiện dính đến công nghệ như thế rất hiếm và người thua kiện luôn là khách hàng vì họ không đủ điều kiện công nghệ để chống lại nhà mạng và không đủ tiền để đeo đuổi vụ kiện.

Còn lại thường là những vụ kiện mang tính khôi hài như cụ bà Evelyn Paswall, 83 tuổi, tuyên bố bị vỡ mũi sau khi đâm sầm vào một bức tường bằng kính của một trong những cửa hiệu của Apple vì tưởng rằng, bức tường này là một cánh cửa tự động. 

“Apple muốn tỏ ra sang trọng và hiện đại, nên áp dụng một kiểu kiến trúc thu hút đám đông mê công nghệ. Nhưng mặt khác, họ cũng cần phải đánh giá mức độ nguy hiểm mà kiến trúc hiện đại đó có thể gây ra cho một số người”, luật sư Derek T. Smith đại diện cho bà Paswell nói.

Bà Paswell đòi Apple bồi thường 1 triệu USD, cho rằng công ty này “lơ là, sử dụng tường kính trong suốt mà không có cảnh báo”.

Những trường hợp mang tính tranh chấp bất đối xứng như vậy thì Chính phủ là cơ quan đứng ra nhận trách nhiệm với người dân trong các vụ kiện “chống” nhà mạng như hai vụ tiêu biểu sau:

- Theo MSNBC, sáng 17-6, FCC tức Ủy Ban Truyền Thông Liên Bang Mỹ cho biết, cuộc điều tra do Cục Thực thi pháp luật của FCC tiến hành đã phát hiện nhà mạng AT&T cố tình làm chậm lại tốc độ truy cập mạng của hàng triệu khách hàng sử dụng gói cước không giới hạn mà không hề thông báo với họ.

- Tờ Techcrunch dẫn nguồn báo cáo điều tra của FCC nêu rõ rất nhiều khách hàng của AT&T phàn nàn về việc tốc độ truy cập mạng bị chậm đi rõ rệt (giảm tới 20 lần so với tốc độ truy cập bình thường theo như quảng cáo của AT&T) sau khoảng 12 ngày sử dụng gói cước không giới hạn (tương đương khoảng 5 GB dữ liệu), khiến việc truy cập các ứng dụng như bản đồ GPS và xem video trực tuyến rất khó khăn.

Và AT&T đang đối mặt với mức phạt kỷ lục do FCC đề xuất, vụ kiện vẫn còn tiếp diễn…

Chính phủ Mỹ đã đệ đơn kiện tập đoàn Apple và 5 nhà sản xuất sách lớn ở Mỹ với cáo buộc có âm mưu thông đồng thao túng thị trường sách điện tử (e-book). Sau khi bị phát đơn kiện, 3 trong số 5 nhà xuất bản là News Corp của HarperCollins, Simon & Schuster, Hachette Book Group đã đồng ý chấm dứt thỏa thuận từng ký kết với Apple. 2 nhà xuất bản còn lại tiếp tục nằm trong vụ kiện là Macmillan và Penguin.

Trong đơn kiện gửi Tòa án quận Manhattan ở New York, Vụ chống độc quyền thuộc Bộ Tư pháp Mỹ cáo buộc Apple đã thỏa thuận với các nhà xuất bản sách để định giá bán lẻ sách cao hơn so với giá thị trường.

Các nhà xuất bản quyết định hợp sức với Apple vì muốn hạn chế sự cạnh tranh về giá bán lẻ trên thị trường sách điện tử. Họ và Apple không muốn Amazon kiểm soát thị trường sách điện tử bởi nhà phát hành này hầu như chỉ phát hành các đầu sách với mức giá 9,99 USD hoặc rẻ hơn. Thay vì phát hành sách giá hợp lí trên Amazon, họ bán các sản phẩm giá cao của mình trên kho sách của Apple.

Đơn kiện khẳng định kế hoạch này của Apple và các nhà xuất bản đã dẫn đến việc đẩy giá thành sách điện tử lên rất cao và Apple được đảm bảo nhận 30% tiền hoa hồng trên mỗi sản phẩm e-book bán ra thị trường.

Apple đã thỏa thuận đền 450 triệu USA cho người tiêu dùng.

Và vài chục triệu người sử dụng điện thoại di động, sử dụng các dịch vụ mạng tại VN cũng trong tình trạng như vậy, không thể đơn phương kiện nhà mạng khi quyền lợi bị xâm hại, phải là một cơ quan cấp Chính phủ.

 Cho đến bao giờ?                                                     

H.L
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp