11/05/2019 13:24 GMT+7

Nhiều ý kiến xử lý gian lận thi cử, Bộ GD-ĐT vẫn không sửa quy chế thi

VĨNH HÀ
VĨNH HÀ

TTO - Theo đại diện Bộ GD-ĐT, Quy chế thi hiện nay đã đủ để làm căn cứ xử lý vi phạm của thí sinh, do đó không cần sửa quy chế thi năm nay.

Nhiều ý kiến xử lý gian lận thi cử, Bộ GD-ĐT vẫn không sửa quy chế thi - Ảnh 1.

Ông Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng GD, Bộ GD-ĐT trao đổi với giám thị ở một điểm chấm thi trong năm 2018 - Ảnh: VĨNH HÀ

Tại cuộc thông tin cho báo chí ngày 11-5 liên quan tới vụ trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2019, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc nhiều thí sinh đã bị mất chỗ học khi bị những thí sinh có bài thi gian lận chiếm chỗ, giờ phải giải quyết như thế nào để đảm bảo quyền lợi chính đáng cho thí sinh, bà Nguyễn Thị Kim Phụng - Vụ trưởng Vụ GD Đại học, Bộ GD-ĐT, cho rằng chỉ nên đặt ra giải pháp với những hậu quả có khả năng khắc phục.

Bà Phụng giải thích 82 thí sinh không đạt điều kiện nhập học sau khi chấm thẩm định ở Hòa Bình, Sơn La không phải chỉ "chiếm chỗ" của 82 thí sinh khác, mà đây là hiện tượng domino, vì sẽ có sự dịch chuyển trong nhóm các thí sinh có điểm thi tiệm cận ở các nguyện vọng khác nhau.

Theo đó, nếu giải quyết theo hướng tuyển bổ sung những thí sinh tiệm cận với điểm chuẩn vào các trường mà thí sinh gian lận vừa bị ngừng học thì sẽ kéo theo những thay đổi, xáo trộn toàn hệ thống.

Năm 2018, thí sinh đăng kí từ 1 đến 48 nguyện vọng, việc xử lý đến cùng theo nguyện vọng của thí sinh là khó khăn.

Bà Phụng cũng cho biết năm 2018 có đến 22.000 thí sinh trúng tuyển đại học đã không nhập học (do không muốn học ở các trường đã trúng tuyển). Nếu Bộ GD-ĐT xử lý đến cùng việc "chiếm chỗ" với trường hợp thí sinh có bài thi gian lận thì có thể cũng phải giải quyết để đảm bảo quyền lợi cả cho 22.000 thí sinh không nhập học này.

Thế nên việc xử lý là rất lớn, đó là lý do bà Phụng cho rằng câu chuyện tuyển sinh nhằm giải quyết hậu quả gian lận thi cử thuộc loại "không thể xử lý đối với những hậu quả không thể khắc phục được đến cùng".

Báo chí tiếp tục đặt ra câu hỏi: Có điều chỉnh, bổ sung THPT quốc gia không để có cơ sở pháp lý xử lý theo hướng hủy bài thi được xác nhận là đã gian lận điểm?

Theo PGS-TS Mai Văn Trinh, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng GD, Bộ GD-ĐT, việc xử lý tiếp theo như thế nào phải chờ kết luận điều tra của cơ quan công an. Nếu kết luận điều tra cho thấy thí sinh có tham gia vào việc gian lận thì sẽ xử lý nghiêm.

Ngoài trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật, sẽ hủy kết quả thi, ngừng học. Nhưng hiện tại chưa đủ dấu hiệu để quy kết trách nhiệm cho thí sinh.

Ông Trinh cũng cho rằng, Quy chế thi hiện nay đủ để làm căn cứ xử lý vi phạm của thí sinh. Cụ thể là thí sinh có dấu hiệu vi phạm sẽ bị xử lý tùy theo mức độ. Nhưng trong vụ gian lận ở các tỉnh miền núi phía Bắc chưa xác định được thí sinh có trực tiếp tham gia hành vi gian lận hay không.

Nhiều ý kiến của báo chí vẫn cho rằng nếu Bộ GD-ĐT đưa vào quy chế bài thi được xác định gian lận là phải hủy kết quả thì vấn đề này sẽ có cơ sở pháp lý để giải quyết, không gây tranh cãi kéo dài. Còn trách nhiệm về con người mới cần chờ công an điều tra. Theo đó, ai có tội ở mức nào thì chịu trách nhiệm về hình sự. Còn về phía Bộ GD-ĐT cần phải bổ sung quy định để xử lý đối với kết quả thi.

Tuy nhiên ông Mai Văn Trinh vẫn bảo lưu quan điểm "không sửa quy chế thi năm nay".

Gian lận thi cử lớn nhất từ trước đến nay, Bộ GD-ĐT trả lời thiếu thuyết phục

TTO - Đó là một trong những nhận định của Ban Dân nguyện tại báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi Quốc hội.

VĨNH HÀ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp