05/09/2023 12:57 GMT+7

Nhiều trẻ đau mắt đỏ, cảnh báo bùng dịch mùa tựu trường

Cùng thời điểm tựu trường, các bệnh viện ở TP.HCM ghi nhận nhiều trẻ đau mắt đỏ. Bệnh lây lan rất nhanh, nguy cơ bùng phát dịch cao.

Trẻ tập trung quay lại trường đi học sau thời gian nghỉ hè là điều kiện thuận lợi khiến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ lây lan nhanh hơn nếu không biết cách phòng bệnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Trẻ tập trung quay lại trường đi học sau thời gian nghỉ hè là điều kiện thuận lợi khiến bệnh đau mắt đỏ ở trẻ lây lan nhanh hơn nếu không biết cách phòng bệnh - Ảnh: NGỌC PHƯỢNG

Dịp tựu trường cũng là lúc các bệnh viện ở TP.HCM ghi nhận nhiều trẻ bị đau mắt đỏ (còn gọi là viêm kết mạc cấp). Các bác sĩ cảnh báo bệnh có thể lây lan thành dịch, nhất là mùa tựu trường khi trẻ giao lưu, tiếp xúc với bạn bè nhiều hơn nhưng không cách ly, điều trị trẻ bệnh kịp thời.

Tăng bệnh nhân đau mắt đỏ đến khám các bệnh viện

Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online sáng 5-9, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến - phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) - cho biết thời gian gần đây bệnh viện tiếp nhận một số trẻ (trong độ tuổi đi học) ở miền Tây đến bệnh viện thăm khám vì bị đau mắt đỏ.

Tại Bệnh viện Nhi đồng 2, bác sĩ Nguyễn Đình Trung Chính - chuyên khoa mắt, khoa liên chuyên khoa - cho biết mỗi ngày bệnh viện tiếp nhận 50-70 ca bệnh đau mắt đỏ đến khám, trong đó trẻ ở độ tuổi đi học chiếm đa số.

Không chỉ trẻ em, nhiều người lớn cũng bị đau mắt đỏ. Bác sĩ Huỳnh Thị Bích Liễu - phó khoa mắt Bệnh viện Lê Văn Thịnh - cho biết mỗi ngày đơn vị tiếp nhận hơn 100 bệnh nhân đến khám, điều trị các bệnh lý về mắt. Riêng đau mắt đỏ tăng từ giữa tháng 8.

Trước đó, số bệnh nhân đau mắt đỏ chiếm khoảng 5 - 10%/ngày, có ngày không có ca nào. Nhưng từ giữa tháng 8 đến nay, tỉ lệ đã tăng lên 35 - 40%/ngày, thậm chí có ngày lên đến 50%. Trong đó trẻ em dưới 18 tuổi chiếm khoảng 70%.

Nhanh khỏi nhưng vẫn có số ít gặp biến chứng nặng

Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cho biết tác nhân gây ra bệnh đau mắt đỏ chủ yếu do Adenovirus gây ra. Bệnh lây lan qua đường không khí, tiếp xúc gần với người bệnh, dùng chung các vật dụng như khăn rửa mặt, quần áo...

Dù bệnh nhanh khỏi nhưng tỉ lệ ít vẫn có trẻ gặp biến chứng nặng, đặc biệt trẻ bị suy giảm miễn dịch.

"Do vi rút lây lan đường hô hấp nên khi để chúng lan xuống đường hô hấp sẽ gây tổn thương phổi, có thể lây lan đến tai giữa gây viêm tai giữa và lên não gây viêm màng não. Hiếm hơn có thể gây viêm cơ tim, viêm gan, viêm thận...", bác sĩ Tiến giải thích thêm.

Về triệu chứng đau mắt đỏ, bác sĩ Nguyễn Thị Bạch Tuyết - chuyên khoa mắt, khoa liên chuyên khoa Bệnh viện Nhi đồng 2 - nêu rõ gồm mắt đỏ do xung huyết kết mạc, cộm xốn mắt như có cát trong mắt, chảy nước mắt, mắt có nhiều ghèn rỉ, khó mở mắt sau khi ngủ dậy. 

Với trẻ có thể kèm triệu chứng viêm mũi, họng, viêm đường hô hấp, sốt nhẹ... Đặc biệt, có thể xuất hiện giả mạc (một lớp màng trắng, mỏng phủ lên trên kết mạc) gây chảy máu.

Phòng lây bệnh đau mắt đỏ thế nào?

Để phòng lây bệnh, người bệnh phải được cách ly và mang kính để tránh phát tán vi rút. Người thân trong gia đình cần giữ khoảng cách an toàn và không dùng các vật dụng của người bệnh.

Kịp thời đưa người bệnh đi khám, tăng cường dinh dưỡng, vệ sinh mắt kỹ.

Phụ huynh có thể chủ động phòng ngừa bằng cách dặn dò trẻ hạn chế dụi tay vào mắt, mũi, miệng; rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch sát khuẩn tay. Dùng nước muối sinh lý (NaCl 0,9%) để rửa mắt khi đi bên ngoài về.

Khi có dấu hiệu của bệnh cần đến cơ sở y tế để sớm được thăm khám.

Trẻ đau mắt đỏ gia tăng, dễ lây lan thành dịchTrẻ đau mắt đỏ gia tăng, dễ lây lan thành dịch

Trong một tháng gần đây, khoa mắt Bệnh viện Nhi trung ương tiếp nhận gần 50 trẻ thăm khám do đau mắt đỏ. Trong đó, 10-20% trẻ gặp biến chứng giả mạc, trầy xước giác mạc.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp