27/10/2019 12:51 GMT+7

'Nhiều thứ tôi sẽ không làm được nếu... kết hôn'

ANH THƯ
ANH THƯ

TTO - "Có rất nhiều thứ tôi muốn làm trong đời nhưng sẽ không thể làm được nếu phải kết hôn" - sinh viên Moensan (26 tuổi, Hàn Quốc) chia sẻ với ABC. Không chỉ ở Hàn Quốc, độc thân cũng là một thực trạng ở Nhật, Singapore...

Nhiều thứ tôi sẽ không làm được nếu... kết hôn - Ảnh 1.

Chính phủ Hàn Quốc có nhiều chính sách hỗ trợ, khuyến khích người trẻ kết hôn và sinh con - Ảnh: T.T.D.

Có thể nói việc muốn sống độc thân, không thích kết hôn hoặc kết hôn xong cũng không muốn có con là thực trạng chung của khu vực châu Á cũng như trên thế giới, do những thay đổi nhanh chóng trong cách sống của con người.

Đa phần đều muốn sống tự do, không gò bó và chung đụng với người thân trong gia đình, không muốn vướng bận con cái hoặc gánh nặng cho con cái hay trở thành nạn nhân của bạo lực gia đình. "Có rất nhiều thứ tôi muốn làm trong đời nhưng sẽ không thể làm được nếu phải kết hôn" - sinh viên Moensan (26 tuổi, Hàn Quốc) chia sẻ với ABC (ngày 1-8-2019).

Kết hôn và sinh con đều giảm

Tỉ lệ kết hôn và tỉ lệ sinh ở Hàn Quốc đang sụt giảm đáng kể. Theo Cục Thống kê Hàn Quốc, trong năm 2017, số vụ đăng ký kết hôn là 257.600 vụ, giảm mạnh so với 305.500 vào năm 2014.

Tờ Korea Herald cho biết số lượng hộ gia đình một người cũng tăng. Tính đến năm 2016, khoảng 5,4 triệu người Hàn Quốc sống một mình, tăng gấp đôi con số 2,2 triệu người của năm 2000.

Chính những con số này đã thúc đẩy Chính phủ Hàn Quốc thực hiện một loạt nỗ lực khác nhau để có thêm nhiều người muốn kết hôn. Một số địa phương tại Hàn Quốc đã tổ chức các buổi chuyện trò cho các nam, nữ độc thân như một hình thức mai mối ngầm.

Theo Reuters, từ năm 2006-2018, Chính phủ Hàn Quốc đã chi nhiều tỉ USD để hỗ trợ các gia đình và trợ cấp cho trẻ em kể từ khi chúng ra đời. Theo SCMP, Seoul cung cấp các khoản trợ cấp chăm sóc trẻ lên đến 300.000 won (268 USD) mỗi tháng cùng các ưu đãi khác cho các gia đình trẻ.

Tháng 7-2018, Chính phủ Hàn Quốc công bố một loạt biện pháp mới, bao gồm tăng thời gian nghỉ thai sản của nam giới từ 1-2 năm và đảm bảo những ông bố vẫn sẽ nhận 80% lương trong suốt thời gian nghỉ theo chế độ này.

Tuy nhiên, nhiều người cho rằng các chính sách này là "lạm dụng và không thỏa đáng, chỉ coi phụ nữ là máy đẻ". Đa phần người dân, đặc biệt là phụ nữ Hàn Quốc, cho rằng các chính sách này không thực sự vì họ mà vì những hệ lụy kinh tế, xã hội từ việc tỉ lệ sinh thấp nên không đem lại nhiều hiệu quả.

Nhiều người cho rằng những nỗ lực mới nhất của chính phủ để thúc đẩy tỉ lệ sinh là sự thất bại vì thiếu các lộ trình pháp lý để đảm bảo sự phát triển nghề nghiệp cho các bà mẹ hay chia sẻ gánh nặng tài chính trong quá trình nuôi dạy con.

Lựa chọn sống một mình

Đây cũng là thực trạng tại Singapore. Theo trang Statista (trang web nổi tiếng về thống kê và tổng hợp thông tin), năm 2018, số hộ gia đình 2 người chiếm đa số tại Singapore với khoảng 306.300 hộ.

Giống như phần còn lại của thế giới, số hộ gia đình ngày càng thu nhỏ quy mô nhưng số lượng lại ngày càng tăng. Điều này sẽ ngày càng thêm áp lực và căng thẳng lên các nguồn tài nguyên hạn chế của đảo quốc sư tử.

Nhà xã hội học Angelique Chan cho rằng với sự sung túc và tiện nghi ngày càng tăng, việc ưu tiên sự riêng tư đang khiến nhiều người dân Singapore ở mọi lứa tuổi chọn cách sống một mình.

Số lượng các vụ ly hôn ngày càng tăng cũng dẫn đến tình trạng nhiều người sống một mình. Dân số Singapore cũng đang già đi nhanh chóng và nhiều người cao niên chọn sống một mình ở tuổi xế chiều sau khi vợ/chồng của họ qua đời.

Theo dự báo của Viện Nghiên cứu an sinh xã hội và dân số quốc gia Nhật Bản, vào năm 2040, khi dân số trên 65 tuổi của Nhật ước tính sẽ đạt đến đỉnh điểm, số hộ gia đình cao tuổi sẽ tăng 17% so với năm 2015 và đạt mốc 22,42 triệu hộ, chiếm 44% số hộ gia đình toàn quốc. Trong số này có 40% hộ gia đình chỉ có 1 người.

Tỉ lệ sinh của Nhật năm 2016 chỉ ở mức 1,44, đứng thứ 184 trong 203 quốc gia toàn cầu. Theo Japan Times, nguyên nhân của tình trạng này là do địa vị xã hội của người phụ nữ Nhật rất thấp. Phần lớn gánh nặng việc nhà, nuôi dạy con cái và chăm sóc các thành viên lớn tuổi trong gia đình đều đặt trên vai người phụ nữ.

Do đó, nhiều chuyên gia cho rằng chính phủ cần phải tập trung vào việc nâng cao địa vị xã hội của người phụ nữ Nhật, tạo điều kiện và hỗ trợ phụ nữ trong khi theo đuổi sự nghiệp lẫn khi chăm sóc gia đình.

Bí quyết của nữ lập trình viên lớn tuổi nhất thế giới: Sống độc thân Bí quyết của nữ lập trình viên lớn tuổi nhất thế giới: Sống độc thân

TTO - Theo CNN, danh hiệu lập trình viên lớn tuổi nhất thế giới hiện đang thuộc về bà Masako Wakamiya, 83 tuổi, người Nhật.

ANH THƯ
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp