09/12/2023 10:20 GMT+7

Nhiều thủ đoạn lừa đảo công nghệ cao bùng nổ dịp cuối năm

M.HÒA
và 1 tác giả khác

Công an TP.HCM vừa có hàng loạt cảnh báo tình trạng lừa đảo, nhất là các hình thức lừa đảo công nghệ cao ngày càng tinh vi có xu hướng nở rộ vào dịp cuối năm.

Website giả mạo VTV dụ nạn nhân chuyển tiền theo tài khoản ngân hàng chỉ định để thực hiện các thử thách trực tuyến

Website giả mạo VTV dụ nạn nhân chuyển tiền theo tài khoản ngân hàng chỉ định để thực hiện các thử thách trực tuyến

Cơ quan chức năng cho biết đã phát hiện tình trạng các loại mã độc đánh cắp thông tin, mã hóa dữ liệu người dùng, giả mạo các ứng dụng trực tuyến tăng cao vào dịp cuối năm.

Dùng mã độc lấy cắp tiền từ Internet Banking

Thời gian gần đây có nhiều nạn nhân ở TP.HCM bị dẫn dụ cài app chứa mã độc thông qua các trang mạng nhái cơ quan nhà nước có đuôi "gov.vn" hoặc ".com.vn". 

Sau khi khống chế điện thoại nạn nhân, ngoài lấy tiền trong tài khoản ngân hàng, các đối tượng còn tìm cách khai thác các thông tin trong danh bạ, thư viện ảnh, video clip riêng tư... để tìm cách đe dọa hoặc tiếp tục dẫn dụ các nạn nhân khác là người quen trong danh bạ.

Đầu tháng 12 vừa qua, chị P. đến Công an quận 1 trình báo về việc bị đối tượng giả danh công an phường ở Phú Nhuận đề nghị lên phường để cập nhật số điện thoại chính chủ cho căn cước công dân trên hệ thống VNeID. 

Chị được hướng dẫn link "gdla.gov.vn" để tải app. Nghĩ rằng địa chỉ có đuôi .gov.vn là của cơ quan nhà nước nên chị P. đã tải app rồi bị cài mã độc qua app và tự động chuyển khoản mất 39 triệu đồng.

Theo Phòng an ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao Công an TP.HCM (PA05), phần mềm độc hại này có khả năng tự động thu thập thông tin đăng nhập, số dư tài khoản và thực hiện các giao dịch ngân hàng một cách tự động. 

Ngoài ra, nó cho phép bỏ qua xác thực hai yếu tố, cho phép thực hiện thanh toán từ một thiết bị hợp pháp. Điều này có thể dẫn đến việc tội phạm mạng lấy cắp tiền một cách dễ dàng từ các điện thoại.

Cùng một kịch bản, ba người bị lừa 

Phản ảnh đến Tuổi Trẻ, bà V.T.L.H. (ngụ quận Bình Thạnh, TP.HCM) cho biết chiều 14-11 vừa qua bà nhận được cuộc gọi từ tài khoản Facebook của người thân. Trong cuộc gọi này có hình ảnh cô em đang đi lại trong nhà.

"Tuy nhiên, tôi không nghe được âm thanh từ phía cô em. Tôi có nhắn lại: cô gọi à? Sau đó tôi nhận được tin nhắn trả lời: TK bác H. còn 30tr không, em mượn có tí việc được không? Lát 3h em gửi lại. Bên kia nhắn số tài khoản giống hệt tên của cô ấy, tôi chuyển 10 triệu đồng vì tài khoản đang còn hơn 10 triệu". 

Chuyển tiền xong, gọi vào số điện thoại di động của cô em, bà H. mới biết đã "sập bẫy" lừa đảo qua mạng.

Cùng một kịch bản trên, cùng liên quan vụ này, có thêm hai người khác (một người ở quận 12 bị lừa mất 65 triệu đồng và bà N.T.H. ở TP Thủ Đức bị lừa mất 25 triệu đồng). Hiện cả ba nạn nhân này đã trình báo vụ việc và được công an địa phương nơi cư trú tiếp nhận.

Giả mạo tuyển thí sinh dự thi áo dài để lừa đảo

Fanpage giả mạo lễ hội áo dài

Fanpage giả mạo lễ hội áo dài

Công an TP.HCM ghi nhận phản ảnh của người dân về thủ đoạn lập trang mạng xã hội "Quảng bá về lễ hội áo dài xuân Giáp Thìn 2024" với nội dung tuyển thí sinh dự thi áo dài với giải thưởng hấp dẫn và nhiều quyền lợi đi kèm.

Khi nạn nhân tin tưởng sẽ bị dẫn dụ truy cập đến website giả mạo Đài truyền hình Việt Nam (VTV). Tại đây sẽ có đối tượng tiếp cận, thu thập thông tin cá nhân và dụ nạn nhân chuyển tiền theo tài khoản ngân hàng chỉ định để thực hiện các thử thách trực tuyến (với danh nghĩa thể lệ chương trình, quảng cáo giúp nhà tài trợ).

Công an TP.HCM khuyến cáo người dân tuyệt đối cảnh giác, không tham gia các hội thi, lễ hội quảng bá trên mạng khi chưa trực tiếp xác minh, kiểm tra thông tin ngoài đời thực; không chuyển tiền theo yêu cầu lừa đảo.

Phòng PA05 cũng khuyến cáo người dân tuyệt đối không cài các ứng dụng từ các trang web, cổng thông tin bên ngoài mà chỉ nên cài trên kho ứng dụng CH Play, Apple Store; bật chức năng Google Play Protect, giúp quét và phát hiện các ứng dụng độc hại hiện có hoặc các ứng dụng mới đang có ý định cài đặt; thường xuyên nâng cấp hệ điều hành điện thoại và sử dụng phần mềm diệt vi rút có bản quyền; đặt hạn mức số tiền chuyển khoản trực tuyến để kịp thời hạn chế thiệt hại khi bị cài mã độc; nhanh chóng phong tỏa tài khoản cá nhân, công ty nếu nghi vấn và báo cho cơ quan công an.

Cảnh báo lừa đảo: Nộp phí gần 15 triệu đồng để nhận 250 triệu sau khi người thân hiến tạngCảnh báo lừa đảo: Nộp phí gần 15 triệu đồng để nhận 250 triệu sau khi người thân hiến tạng

Gần đây, một đối tượng liên hệ với người dân hướng dẫn nộp phí gần 15 triệu để thăm khám, xét nghiệm trước khi hiến tạng và sẽ nhận được 250 triệu đồng sau khi phẫu thuật ghép tạng thành công.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp