Một số hiện vật thu được tại đợt khai quật thành Cha năm 2016 - Ảnh: HOÀI THU |
Thành Cha đóng vai trò là kinh đô ban đầu khi người Chăm chuyển đô từ Quảng Nam vào Bình Định năm 1000.
Theo PGS.TS Lại Văn Tới - trưởng đoàn khai quật, đoàn đã khai quật cắt thành Cha trong hai tháng và đã thu được nhiều kết quả quan trọng. Đó là địa tầng khu di tích có hai lớp gồm văn hóa Sa Huỳnh muộn ở dưới và lớp văn hóa Champa ở trên. Đây là lần đầu tiên phát hiện được lớp văn hóa cư trú Champa sớm, niên đại thế kỷ 2-4, trên khu vực cư trú của người Sa Huỳnh. Ngoài ra, ở trung tâm thành Nội, đoàn khai quật cũng phát hiện kiến trúc xây tường, lát nền gạch, có sự gia cố các móng trụ cột, mái lợp ngói âm dương, niên đại thế kỷ 4-6... Đợt khai quật cũng phát hiện bốn nền tháp gạch Champa niên đại thế kỷ 11-13...
Ông Tới cho biết kết quả khai quật đã cung cấp nhiều tư liệu quan trọng xung quanh thành Cha và kinh đô Vijaya, nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề cần nghiên cứu tiếp theo.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận