Mì gói, món ăn ưa thích của nhiều người - Ảnh: Châu Anh |
Chương trình do báo Tuổi Trẻ tổ chức ngày 14-12. Bà Trần Việt Nga cho rằng qua một cuộc khảo sát nhỏ gần đây, bà nhận thấy người Việt quan tâm nhiều về vệ sinh thực phẩm, vấn đề tồn dư hóa chất trong thực phẩm…
Thế nhưng, bà Nga cũng nhận xét người Việt chưa quan tâm nhiều đến thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm và bữa ăn lành mạnh.
“Các nước châu Âu và Mỹ đã ghi hàm lượng dinh dưỡng, năng lượng sinh ra trên mỗi bao, gói thực phẩm, ở châu Á thì Singapore và Malaysia cũng bắt đầu ghi nhãn tương tự như châu Âu và Mỹ ở một số nhóm thực phẩm. Ví dụ như một người bình thường một ngày có nhu cầu năng lượng là 2.000 calo thì họ ăn bao nhiêu cơm, bánh mì, thịt, rau… để có chừng ấy năng lượng. Nhưng người VN chưa chú ý chuyện này nhiều, trong khi đây là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến độ cân bằng dinh dưỡng và mức độ lành mạnh của bữa ăn. Chế độ ăn lành mạnh không những giúp kiểm soát cân nặng, giảm nguy cơ thừa cân béo phì mà còn giúp giảm nguy cơ mắc nhiều căn bệnh khác”- bà Nga cho hay.
Riêng về mì gói, VN là một trong những nước sử dụng nhiều mì gói vào nhóm đầu của thế giới. Các thực phẩm ăn liền, thức ăn nhanh khác mới du nhập vào VN khoảng 10 năm gần đây nhưng có tốc độ tăng trưởng rất nhanh và thu hút giới trẻ. Đây cũng là một phần nguyên do khiến 10 năm gần đây số trẻ thừa cân, béo phì tăng 9 lần.
Bên cạnh đó, bà Lê Bạch Mai, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, cho biết đang có một số sai lầm trong tổ chức bữa ăn của người Việt.
“Nhiều phụ huynh thích bồi dưỡng cho con bằng váng sữa, trong khi váng sữa quá nhiều chất béo và giá bán quá cao so với giá trị. Ngoài ra, từ năm 2011, cơm trắng được đưa vào nhóm thực phẩm cần hạn chế trong tháp dinh dưỡng của người Nhật, cùng với muối và dầu mỡ, nhưng người Việt vẫn ăn nhiều cơm trắng, bánh mì trắng, lượng muối trong bữa ăn người Việt cũng rất cao, các loại thức ăn nhanh thường có hàm lượng muối cao”- bà Mai cho biết.
Theo bà Nga, người trưởng thành chỉ nên ăn dưới 180 gam muối/tháng, dưới 500 gam đường và 600 gam mỡ, bơ hoặc dầu ăn/tháng. Chất béo, đường và muối đều có nhiều trong thức ăn nhanh, vì vậy cần chú ý tới khuyến cáo để giảm lượng chất béo, đường, muối và các chất cần hạn chế khác trong các bữa ăn còn lại của tháng nếu trót ăn quá nhiều thức ăn nhanh. Bên cạnh đó, cần sắp xếp chế độ ăn lành mạnh, cố gắng có 400 gam rau xanh/người/ngày, dùng nhiều sữa không đường và các thức ăn có ích cho sức khỏe.
Lưu ý khi chế biến mì gói Với nhiều người, mì gói là món ăn yêu thích hoặc "cứu đói" do tiện lợi trong những lúc không có thời gian nấu ăn nên quan tâm về tần suất ăn mì gói để tránh ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Hiện chưa có nghiên cứu nào xác định tần suất tối thiểu và tối đa của việc ăn thức ăn chế biến sẵn như mì gói, miến gói, phở gói trong một tuần. Tuy nhiên, về mặt khoa học, một gói mì cung cấp khoảng 400kcal cho cơ thể, chiếm khoảng 1/6 nhu cầu năng lượng hằng ngày của cơ thể. Nhưng năng lượng cung cấp khoảng 50% từ tinh bột và khoảng 40-45% từ chất béo nên sẽ thiếu chất xơ và các vitamin, không có sự cân bằng dinh dưỡng. Như vậy, những thức ăn nhanh này rất hiệu quả giải quyết nhu cầu năng lượng cấp bách trong những trường hợp như thiên tai, lũ lụt hoặc khi chúng ta quá đói mà không có điều kiện đi chợ nấu ăn. Song, để hợp lý cho nhu cầu dinh dưỡng chúng ta chỉ sử dụng những sản phẩm đóng gói này 1-2 lần/tuần là tối đa. Khi ăn những loại mì ăn liền, miến gói, phở gói, người dùng cần lưu ý các điểm sau: - Nấu mì gói với nước sôi một lần rồi đổ nước đó đi. Sau đó dùng sợi mì nấu với nước sôi lần thứ hai để ăn. Cách làm này giúp giảm bớt những chất bảo quản còn tồn trong sợi mì (dù những chất bảo quản này được phép sử dụng). - Thêm vài lát thịt, rau xanh... |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận