09/06/2020 09:30 GMT+7

Nhiều ngành nghề sẽ tuyển dụng mạnh trở lại vào cuối năm

VINH SAN
VINH SAN

TTO - Dưới tác động của COVID-19, bức tranh thị trường lao động của nhiều quốc gia từ giờ đến cuối năm được dự đoán chịu nhiều ảnh hưởng, thiệt hại đáng kể.

Nhiều ngành nghề sẽ tuyển dụng mạnh trở lại vào cuối năm - Ảnh 1.

Lao động phổ thông cần phải chủ động chuẩn bị nhiều hơn nữa để có thể kiếm được việc làm tốt từ giờ đến cuối năm - Ảnh: Reuters

Nhận định chung của nhiều chuyên gia nhân sự là mảng lao động phổ thông và cấp trung đã và đang bị ảnh hưởng nặng nề do các nhà máy sản xuất và các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn chưa khôi phục hoạt động bình thường.

Dẫu vậy, theo bà Võ Thị Bích Thủy (trưởng phòng dịch vụ tuyển dụng và tư vấn nhân sự ManpowerGroup Việt Nam), xu hướng chuyển dịch nhà máy sản xuất từ Trung Quốc sang Việt Nam đang tiếp diễn mạnh mẽ, ngành bất động sản công nghiệp thắng lớn trong làn sóng dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam. Đây chính là cơ hội của chúng ta.

"Nhóm ngành hàng tiêu dùng nhanh, vận tải, chuỗi cung ứng - hậu cần, nông nghiệp, chuỗi sản xuất ngành thực phẩm và đồ uống đang trên đà khởi sắc trở lại. Nhóm ngành kinh doanh trực tuyến vẫn tiếp tục tăng nhu cầu tuyển dụng các vị trí từ cấp cao đến cấp trung và cấp phổ thông. 

Hoạt động tuyển dụng sẽ đảo chiều và bùng nổ sau dịch. Những ngành đang cắt giảm nhân sự sẽ tăng nhu cầu tuyển dụng vì họ sẽ cần đến đội ngũ nhân lực để vực dậy hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như đón đầu làn sóng chuyển dịch đầu tư sản xuất", bà Bích Thủy cho biết.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Hoàng Thanh Chương (phó giám đốc bộ phận tuyển dụng TP.HCM Adecco Việt Nam) nhận định: "Nhu cầu tuyển dụng các ngành dịch vụ vận tải, chuỗi cung ứng - hậu cần, hàng tiêu dùng, nông nghiệp (đặc biệt là thức ăn chăn nuôi) có thể sẽ tăng trưởng mạnh mẽ, cùng với sự phục hồi các doanh nghiệp ngành hàng ẩm thực và đồ uống.

Tỉ lệ thất nghiệp sẽ giảm, do thực tế các doanh nghiệp trở lại gần như 100% điều kiện làm việc bình thường. Dự đoán trong cuối năm, những ngành như sản xuất và vận chuyển hàng hóa sẽ tiếp tục tăng trưởng và cần nhiều nhân sự hơn".

Theo bà Nguyễn Phương Mai (giám đốc điều hành Navigos Search, thuộc Tập đoàn Navigos Group), thế mạnh của nhân sự cấp trung người Việt là khả năng học hỏi nhanh, chăm chỉ và thích ứng nhanh với sự thay đổi.

"Tuy nhiên nếu so sánh với nhân lực tại các nước phát triển ở khu vực, nhân lực Việt Nam cần cải thiện thêm về tư duy toàn cầu và khả năng ngoại ngữ. Nhưng một tín hiệu khá lạc quan trong những năm gần đây, khi nguồn vốn FDI đầu tư mạnh mẽ vào Việt Nam, chúng tôi quan sát thấy có sự chuyển đổi trong tư duy và phong cách làm việc chuyên nghiệp hơn của nguồn lao động Việt Nam" - bà Phương Mai nhìn nhận.

Còn bà Lý Ngọc Trân (giám đốc bộ phận dịch vụ cung ứng lao động và nhân sự thuê ngoài Talentnet) khẳng định cần có sự chủ động hợp tác từ hai phía để gia tăng sự kết nối nguồn lực lao động phổ thông với doanh nghiệp không chỉ sau mùa dịch mà còn lâu dài về sau.

Chọn nghề cũ hay nhảy nghề mới để sinh tồn khi mất việc? Chọn nghề cũ hay nhảy nghề mới để sinh tồn khi mất việc?

TTO - COVID-19 chính là một tình huống của VUCA - chữ viết tắt của 4 tính từ: biến động, bất định, phức tạp và mơ hồ. Trạng thái VUCA của thế giới hiện tại đặt bạn vào rất nhiều tình cảnh tương tự COVID-19.

VINH SAN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp