13/02/2025 13:41 GMT+7

Nhiều khuyến cáo về thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Nhiều khuyến cáo về thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được cơ quan chuyên môn của Bộ Giao thông vận tải đưa ra trong góp ý gửi Sở Giao thông vận tải TP.HCM.

Nhiều khuyến cáo về thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn - Ảnh 1.

Phối cảnh cầu đi bộ qua sông Sài Gòn - Ảnh: Liên danh Chodai - Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam

Trong công văn góp ý về dự án xây dựng cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, Cục Quản lý đầu tư xây dựng của Bộ Giao thông vận tải đề nghị Sở Giao thông vận tải TP.HCM nghiên cứu, tổng hợp một số góp ý của cơ quan này trong quá trình thẩm định. Cụ thể:

Về thiết kế cơ sở của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn, Cục Quản lý đầu tư xây dựng nhận định cầu có nhịp lớn, kết cấu dầm mảnh, mái vòm cầu được phủ một lớp màng ETFE nên cầu rất nhạy cảm với gió. 

Vì vậy, ngoài việc tính toán sức kháng gió (về cường độ, về dao động) của kết cấu theo các quy chuẩn, tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, chủ đầu tư cần thực hiện thí nghiệm hầm gió bằng mô hình cầu đầy đủ để đánh giá độ ổn định gió của công trình cầu.

Về dao động cầu, Cục Quản lý đầu tư xây dựng lưu ý cần tính toán dao động của cầu cho trường hợp có hoạt tải và không có hoạt tải, tránh xảy ra hiện tượng cộng hưởng trong quá trình khai thác.

Liên quan đến kết cấu và tính toán kết cấu, Cục Quản lý đầu tư xây dựng đánh giá theo thiết kế, cáp treo nối từ vòm cầu với dầm cầu chính để đỡ dầm, đồng thời giữ ổn định gió và chống rung ngang dầm do tải trọng người đi bộ gây ra, gồm: cáp chéo nối vòm biên với dầm chính, cáp trung tâm ở giữa nối vòm giữa với dầm chính.

Tuy nhiên các loại cáp này bố trí theo từng đoạn dọc cầu, không bố trí đồng thời trên mặt cắt ngang sẽ khó đảm bảo ổn định tổng thể trên toàn cầu. 

Do vậy cần nghiên cứu tính toán, bố trí đồng thời các cáp chéo và cáp trung tâm trên cùng mặt cắt ngang cầu một cách hợp lý nhằm tăng độ cứng và tần số dao động riêng của cầu.

Cục Quản lý đầu tư xây dựng cũng nhận định bảng tính toán kết cấu công trình của cầu đi bộ qua sông Sài Gòn chưa đầy đủ, chưa tính toán ổn định xoắn của cả hệ kết cấu cầu chính và nén uốn vòm, độ võng của dầm chính, tải trọng nhiệt độ, phần bản hẫng cầu chính (dạng công son) phía quận 1… và các hạng mục khác (bậc thềm lớn, quán cà phê…).

Trước đó, ngày 9-1-2025 Sở Giao thông vận tải TP.HCM đã gửi Bộ Giao thông vận tải hồ sơ dự án cầu đi bộ qua sông Sài Gòn (kết nối công viên bến Bạch Đằng, quận 1 với công viên bờ sông khu đô thị mới Thủ Thiêm, thành phố Thủ Đức).

Theo đó, cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có chiều dài khoảng 261m, nhịp chính vòm treo dây văng dài khoảng 187m, dầm thép; mặt cắt ngang cầu chính có chiều rộng thay đổi từ 7m đến 11m; khổ thông thuyền 80 x 10m. 

Cầu dẫn phía quận 1 dài khoảng 285m, rộng 6m, nhịp cầu bằng dầm bê tông cốt thép. Cầu dẫn phía thành phố Thủ Đức có 2 nhánh: nhánh 1 dài khoảng 290m, rộng 6m, dầm thép; nhánh 2 dài khoảng 165m, chiều rộng 6m, dầm thép kết hợp dầm bê tông cốt thép.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn thuộc dự án nhóm B với tổng mức đầu tư hơn 996 tỉ đồng. Nguồn vốn đầu tư do Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng Nutifood tài trợ toàn bộ chi phí. Thời gian thực hiện dự án từ năm 2024 đến năm 2027.

Nhiều khuyến cáo về thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn - Ảnh 3.Nutifood đề xuất khởi công cầu đi bộ qua sông Sài Gòn sớm hơn một tháng

Nutifood đang gấp rút lựa chọn và sẽ công bố liên danh nhà thầu xây dựng tại lễ khởi công vào ngày 29-3.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp