Đó là kết quả đề tài “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến chọn tạo giống lúa thuần chống chịu hạn mặn thích nghi với điều kiện canh tác lúa vùng nhiễm mặn thuộc ĐBSCL”, do GS.TS Nguyễn Thị Lang (Viện Lúa ĐBSCL) chủ trì, được công bố tại hội thảo báo cáo kết quả nghiên cứu xây dựng bản đồ công nghệ, lộ trình đổi mới công nghệ áp dụng cho ngành chọn tạo giống lúa, sản xuất lúa gạo tại VN, do Bộ Khoa học và công nghệ tổ chức ngày 10-6.
Áp dụng các công nghệ hiện đại để lai tạo, chọn lọc, thực hiện kỹ thuật “chồng gen” mặn và hạn..., nhóm nghiên cứu đã tạo ra bảy giống lúa mới, đạt năng suất thử nghiệm trên 6 tấn/ha, có khả năng chống chịu môi trường bất lợi như hạn trong 2-3 tuần, mặn từ 0,4% trở xuống, chống chịu rầy nâu và bệnh đạo ôn cấp 3-5.
Sau khi đã thử nghiệm thành công trên thực tế ở hàng ngàn hecta tại các tỉnh ĐBSCL, GS.TS Nguyễn Thị Lang cho biết nhóm nghiên cứu đang tiếp tục phát triển sản phẩm: bổ sung vào nguồn gen Japonica để xuất khẩu, nghiên cứu nguồn gen tăng sức chịu đựng về mặn lên 0,6-0,8%, đảm bảo phẩm chất thơm của lúa gạo thành phẩm.
Cũng tại hội thảo, nhiều ý kiến cho rằng việc phát triển các giống lúa của VN hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, giống lúa mới tạo ra nhiều nhưng trụ lại trong thực tế sản xuất ít, khó kiểm soát được chất lượng giống lúa, việc xuất khẩu có thương hiệu hạn chế, tỉ trọng xuất khẩu các giống lúa chất lượng cao vẫn còn thấp, chưa có giống lúa xuất khẩu mang thương hiệu Việt.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận