Ôtô Trung Quốc xuất khẩu tại một cảng ở tỉnh Giang Tô - Ảnh: REUTERS
Nhưng căng thẳng đã không còn giới hạn trong lĩnh vực thương mại bằng các hành động áp thuế, nó đã bắt đầu lan sang lĩnh vực quân sự bằng hành động trừng phạt đơn phương của Mỹ.
Việt Nam - lựa chọn tiềm năng
Theo Hãng tin Reuters, danh sách các công ty có trụ sở tại châu Á rời khỏi Trung Quốc đang ngày một dài sau các động thái đánh thuế hàng nhập khẩu Trung Quốc liên tiếp từ Mỹ.
Một số cái tên như SK Hynix của Hàn Quốc, Mitsubishi Electric, Toshiba Machine và Komatsu của Nhật Bản đã bắt đầu chuyển một phần dây chuyền sản xuất ra khỏi Trung Quốc kể từ tháng 7-2018 - thời điểm Mỹ chính thức áp thuế 25% lên 50 tỉ USD hàng hóa trung Quốc.
Trao đổi với Reuters, đại diện của những công ty này cho biết sẽ bắt đầu chuyển việc sản xuất một số sản phẩm sang các nhà máy khác tại châu Á.
Toshiba dự kiến sẽ hoàn tất việc chuyển dây chuyền sản xuất khuôn đúc bằng nhựa chuyên xuất sang Mỹ về nhà máy tại Nhật Bản hoặc Thái Lan vào tháng 10 tới.
Tương tự, Mitsubishi cũng đang trong quá trình chuyển các sản phẩm khuôn đúc kim loại từ nhà máy đặt tại thành phố Đại Liên của Trung Quốc về Nagoya (Nhật Bản).
Trong khi đó, nhà sản xuất máy tính Compal của Đài Loan hay LG của Hàn Quốc dù chọn ở lại Trung Quốc nhưng đã vạch ra sẵn các phương án trong trường hợp cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng tệ hơn.
"Chúng tôi có thể sử dụng các nhà máy tại Việt Nam, Mexico hay Brazil như một sự thay thế" - một đại diện của Hãng Compal cho hay.
Tuy nhiên theo vị này, việc chuyển ngay lập tức là không dễ dàng bởi phần lớn các sản phẩm của Compal đều được sản xuất tại các nhà máy ở Trung Quốc.
đặt ra thách thức cho hệ thống thương mại quốc tế nhưng lại là cơ hội cho một số quốc gia.
"Thái Lan hi vọng sẽ hưởng lợi từ dòng đầu tư tháo chạy khỏi Trung Quốc trong suốt cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung" - ông Kanit Sangsubhan, tổng thư ký Văn phòng hành lang kinh tế phía đông của Thái Lan, phát biểu đầy lạc quan.
Mỹ - Trung: không đàm phán, không thăm viếng
Tạp chí Wall Street Journal của Mỹ ngày 22-9 dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ một phái đoàn Trung Quốc đi tiền trạm chuẩn bị cho chuyến công du Mỹ của Phó thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc vào tuần tới đã bị hủy.
Ông Lưu Hạc, cánh tay phải của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong các vấn đề kinh tế, là gương mặt quen thuộc trong các vòng đàm phán thương mại Mỹ - Trung.
Quyết định được đưa ra ngay sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp thuế 10% lên số hàng hóa Trung Quốc trị giá 200 tỉ USD nhập khẩu vào Mỹ hồi đầu tuần trước.
Phía Trung Quốc không đưa ra bình luận, thay vào đó là một tuyên bố khác vì vấn đề khác nhưng cũng liên quan tới quan hệ Trung - Mỹ.
Ngày 23-9, Bắc Kinh cho biết đã triệu tập đại sứ Mỹ tại Trung Quốc để trao công hàm phản đối việc Washington trừng phạt một đơn vị thuộc quân đội Trung Quốc vì các giao dịch vũ khí với Nga.
Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng tuyên bố đã yêu cầu tư lệnh hải quân Trung Quốc Thẩm Kim Long về nước, hủy chuyến thăm Mỹ và đối thoại quân sự Mỹ - Trung vốn đã lên kế hoạch từ trước.
Việc Washington trừng phạt Cục Phát triển trang bị Trung Quốc - đơn vị đã mua các tiêm kích Su-35 và hệ thống phòng không S-400 của Nga - đã khiến Bắc Kinh tức giận.
Lý do được phía Mỹ đưa ra là đạo luật chống đối thủ của Mỹ thông qua cấm vận, trong đó cho phép chính quyền Mỹ trừng phạt các quốc gia có giao dịch quan trọng với những công ty, tổ chức liên quan tới tình báo và quân đội Nga, bao gồm các nhà sản xuất vũ khí.
Đạo luật này vốn dĩ được thông qua để trừng phạt Nga vì cáo buộc "can thiệp vào bầu cử Mỹ năm 2016".
Cảng biển Mỹ lao đao
Hoạt động tại một số cảng biển của Mỹ ban đầu đã ghi nhận thiệt hại do bùng phát từ tháng 3 vừa qua sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump quyết định áp gói thuế quan trị giá tới 60 tỉ USD đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc.
Những biện pháp thuế "ăn miếng trả miếng" giữa hai nước được cho là sẽ ngăn cản hoạt động vận chuyển hàng hóa, giảm nguồn thu của các công ty cảng biển.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận