11/04/2024 19:51 GMT+7

Nhiều công viên bị 'treo', Sở Xây dựng TP.HCM nói do ngân sách còn hạn hẹp

Sở Xây dựng TP.HCM đặt mục tiêu đến năm 2030 phát triển 600ha đất công viên công cộng. Tuy nhiên, hiện ngân sách của TP để đầu tư còn hạn hẹp, khó làm theo quy hoạch dẫn đến nhiều công viên bị 'treo' nhiều năm.

Khu lâm viên sinh thái (TP Thủ Đức) là 1 trong 6 công viên được Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây dựng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Khu lâm viên sinh thái (TP Thủ Đức) là 1 trong 6 công viên được Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây dựng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Thông tin liên quan đến quy hoạch công viên nêu trên vừa được Sở Xây dựng TP.HCM cung cấp trong họp báo định kỳ về kinh tế - xã hội của TP.HCM vào chiều 11-4.

Theo thống kê, chỉ tiêu đất cây xanh công cộng ở TP.HCM hiện thấp hơn so với quy chuẩn xây dựng Việt Nam hoặc quy hoạch chung của thành phố (lớn hơn hoặc bằng 7m²/người).

Năm 2020, Sở Xây dựng đã chuẩn bị chương trình phát triển công viên cây xanh TP.HCM giai đoạn 2020 - 2030. Trong đó, năm 2020 - 2025 phát triển 150ha đất công viên công cộng (tương đương 0,65m2/người). Còn năm 2026 - 2030 phát triển 450ha.

Tuy nhiên, hiện nay ngân sách của TP.HCM để đầu tư xây dựng mới công viên công cộng còn hạn hẹp. Do đó, TP.HCM khó đầu tư tất cả công viên trong các đồ án quy hoạch. Trong đó gồm một số công viên như: công viên Sài Gòn Safari (huyện Củ Chi), công viên quận 12… Theo phản ánh của người dân, các công viên này hiện bị bỏ hoang hoặc xây dựng dang dở.

TP.HCM đang rà soát để phân chia đầu tư theo giai đoạn và khả năng cân đối vốn.

Khu lâm viên sinh thái (TP Thủ Đức) rộng 128ha. Đây cũng được dự kiến là nơi kết nối với quận 7 khi cây cầu Thủ Thiêm 4 xây dựng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Khu lâm viên sinh thái (TP Thủ Đức) rộng 128ha. Đây cũng được dự kiến là nơi kết nối với quận 7 khi cây cầu Thủ Thiêm 4 xây dựng - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đầu năm 2024, Sở Xây dựng TP.HCM đã đề xuất xây dựng thêm 6 công viên để tăng mảng xanh, từ nguồn đất công hoặc đất trống. Các dự án này là công viên Sài Gòn Safari rộng 485ha. Hiện dự án đã đền bù 97%, rộng hơn 432ha. Dự án Sài Gòn Safari dù đã được cấp phép từ năm 2004 nhưng đến nay vẫn "treo", đất đai bị hoang hóa.

Tiếp theo là khu lâm viên sinh thái (TP Thủ Đức) rộng 128ha, công viên quảng trường Thủ Thiêm rộng 20ha (đất công). Công viên Gò Cát (quận Bình Tân) rộng 13ha. Công viên cây xanh thuộc khu công viên cây xanh - thể dục thể thao quận Bình Thạnh rộng 3,8ha. Cuối cùng là công viên cây xanh Thạnh Xuân ở quận 12 rộng 150ha.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, việc mời gọi tư nhân đầu tư phát triển công viên cây xanh là không thể làm vì không thuộc lĩnh vực đầu tư theo đối tác công tư (PPP) và xã hội hóa. Bên cạnh đó, việc hướng dẫn dùng mặt bằng công viên cũng còn nhiều bất cập và vướng mắc.

Công viên Gia Định vẫn hoạt động theo quy hoạch

Trả lời thắc mắc của phóng viên xoay quanh việc công viên Gia Định có đang bị chiếm dụng, "xẻ thịt" nhiều chỗ hay không, Sở Xây dựng khẳng định mặt bằng công viên hiện vẫn được duy trì cơ bản theo đúng quy hoạch, chủ trương của UBND TP.HCM.

Công viên Gia Định được đầu tư xây dựng theo quy hoạch chi tiết tỉ lệ 1/500 đã được phê duyệt. Phần lớn diện tích công viên (khoảng 28,2ha) được trồng cây xanh, mảng xanh, lắp đặt dụng cụ thể dục thể thao, trò chơi thiếu nhi, bãi giữ xe... phục vụ người dân.

Ngoài ra tại đây còn có rạp xiếc với diện tích hơn 5.500m2 được duy trì tạm thời trong thời gian chờ xây dựng rạp xiếc của TP.HCM.

Biến dự án treo thành công viênBiến dự án treo thành công viên

Sở Xây dựng TP.HCM đề xuất xây thêm 6 công viên có quy mô lớn từ nguồn đất công hoặc đất trống. Các vị trí này đa số đều đã nằm trong quy hoạch nhưng chưa thực hiện được sau nhiều năm.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp