Bản ghi nhớ hợp tác về khung pháp lý cơ bản để thực hiện chương trình "lao động kỹ năng đặc định" giữa Việt Nam và Nhật Bản đã được kí ýết ngày 1-7, trước sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo - Ảnh: NA.MOLISA
Đây là một trong những nội dung chính trong Bản ghi nhớ hợp tác (MOC) về khung pháp lý cơ bản để thực hiện chương trình "" giữa Việt Nam và Nhật Bản trong hợp tác lao động vừa được Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung và Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nhật Bản Yamashi Takashi ký ngày 1-7 tại Tokyo, Nhật Bản.
Lễ ký MOC có sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo cùng đại diện các bộ ngành có liên quan của hai nước.
Theo quy định tại MOC, phía Nhật Bản chỉ tiếp nhận lao động Việt Nam có "kỹ năng đặc định", tức đã thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam và có tên trong "danh sách xác nhận" được cấp bởi Bộ LĐ-TB&XH.
Đó là những lao động được phái cử bởi các tổ chức, doanh nghiệp được Bộ LĐ-TB&XH cho phép đưa lao động kỹ năng đặc định đi làm việc ở Nhật Bản; những công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản đã được cơ quan tiếp nhận lao động tuyển dụng trực tiếp (gồm những người được miễn các kỳ kiểm tra và thi; thực tập sinh đã hoàn thành chương trình thực tập sinh kỹ năng số 2 hoặc số 3 của Nhật; du học sinh đã tốt nghiệp ít nhất khóa học 2 năm của các trường tại Nhật Bản và thi đỗ các kỳ kiểm tra kỹ năng nghề và tiếng Nhật).
Ngoài ra, để hạn chế việc lợi dụng chương trình du học để đưa lao động sang làm việc tại Nhật Bản, phía Nhật Bản đưa vào MOC nội dung: "Nghiêm cấm các công dân Việt Nam đang cư trú tại Nhật Bản trong tình trạng không đủ điều kiện như du học sinh bị đuổi học, thực tập sinh kỹ năng bỏ ra ngoài hợp đồng hoặc những người xin tư cách tị nạn tham gia các kỳ kiểm tra kỹ năng tại Nhật Bản"...
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tọa đàm bàn tròn với các doanh nghiệp lớn Nhật Bản - Ảnh: NA.MOLISA
"Nội dung MOC đã đảm bảo sự chặt chẽ, hạn chế tối đa các cá nhân, tổ chức không có chức năng lợi dụng hình thức du học để trá hình đưa lao động đi làm việc tại Nhật Bản và là khung pháp lý cơ bản nhằm đảm bảo việc phái cử và tiếp nhận lao động kỹ năng đặc định được thực hiện thuận lợi và đúng theo luật pháp của hai nước" - thông báo của Văn phòng Bộ LĐ-TB&XH chiều 1-7 nhấn mạnh.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận