17/07/2024 20:10 GMT+7

Nhiều cây xanh cổ thụ bị xâm hại chờ 'giải cứu'

Sau loạt cây xanh trên nhiều tuyến đường ở TP.HCM được phá bê tông 'giải cứu', bạn đọc cung cấp thêm nhiều cây xanh cổ thụ khác đang bị xâm hại.

Một cây xanh cổ thụ bị bao kín bảng quảng cáo, gốc cây bị xây bít, trám chặt bằng xi măng - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Một cây xanh cổ thụ bị bao kín bảng quảng cáo, gốc cây bị xây bít, trám chặt bằng xi măng - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Sau phản ánh của Tuổi Trẻ Online về việc nhiều tuyến đường ở TP.HCM có cây xanh bị đổ bê tông bịt kín gốc, các đơn vị quản lý đã tiến hành "giải cứu". 

Tuy nhiên tình trạng "bức tử" cây xanh tại TP.HCM vẫn còn diễn ra ở một số nơi, trong có có các cây xanh cổ thụ như ghi nhận của bạn đọc Nguyễn Đước.

Gốc bị trám kín xi măng, cây xanh cổ thụ không thể "thở"

Trên đường Lê Hồng Phong, thuộc phường 1 và phường 2, quận 10 đang có nhiều cây xanh bị "bức tử" bằng việc xây và trám kín xi măng gốc cây.

Cụ thể, phía trước số nhà 382 đường Lê Hồng Phong, phường 1, quận 10 có một cây xanh cổ thụ bị bao bọc kín mít bởi bảng quảng cáo, gốc cây bị xây bít, trám chặt lại bằng xi măng.

Tương tự, cạnh hẻm 393 hay phía trước các số nhà 374, 379, 395... đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, nhiều gốc cây xanh cổ thụ có đường kính rất to cũng bị người dân xây và trám chặt bằng xi măng...

Nếu tình trạng này kéo dài, những hàng cây xanh cổ thụ có nguy cơ chết dần.

Một cây xanh cổ thụ cao vút trước tiệm bún bò trên đường Lê Hồng Phong bị trám xi măng kín gốc - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Một cây xanh cổ thụ cao vút trước tiệm bún bò trên đường Lê Hồng Phong bị trám xi măng kín gốc - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Cận cảnh một cây xanh cổ thụ to trên đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TP.HCM bị trám kín gốc, không còn chỗ "thở" - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Cận cảnh một cây xanh cổ thụ to trên đường Lê Hồng Phong, phường 2, quận 10, TP.HCM bị trám kín gốc, không còn chỗ "thở" - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Nhiều hình thức xâm hại cây xanh

Trả lời Tuổi Trẻ Online ngày 21-6, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh TP.HCM cho biết việc trám xi măng bít bùng các gốc cây trên đường sẽ "bức tử" cây xanh.

Theo giải thích của công ty, khoảng đất bề mặt xung quanh gốc cây có tác dụng thấm, thoát nước và giúp cây thoáng khí. Khi che kín sẽ làm giảm khả năng thu, thấm nước của cây. Từ đó cây thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến suy yếu, có thể chết dần theo thời gian.

Liên quan đến việc bảo vệ cây xanh, ngày 24-6, Sở Xây dựng TP.HCM cũng có văn bản đề nghị các đơn vị quản lý phải thường xuyên tuần tra, rà soát và chăm sóc cây xanh đô thị. Yêu cầu nhà thầu chăm sóc cây xanh thực hiện đúng và đủ, kịp thời phát hiện tình trạng cây bị xâm hại như trám kín gốc cây bằng xi măng, đóng đinh, chặt phá, cắt tỉa cây...

Đồng thời sở đã có hướng dẫn đề nghị các đơn vị xử lý tình trạng cây xanh bị bê tông hóa, trám kín gốc cây bằng các vật liệu không phù hợp và sửa chữa bó vỉa, bồn cây.

Gốc cây xanh cổ thụ có đường kính to bị trám chặt bằng xi măng - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Gốc cây xanh cổ thụ có đường kính to bị trám chặt bằng xi măng - Ảnh: NGUYỄN ĐƯỚC

Các đơn vị phải thực hiện các hình thức mở rộng, liên kết bồn gốc cây xanh trên vỉa hè bằng các vật liệu, kết cấu thấm nước. Chủ động kiểm tra, khắc phục kịp thời, mở rộng không gian sinh trưởng cho cây xanh, đặc biệt các cây xanh có kích thước lớn.

Thực tế cho thấy hành vi "bức tử" cây xanh còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác như cắt trụi cành nhánh, đóng đinh, buộc kẽm, giăng mắc dây điện, treo bảng quảng cáo trái phép, đổ chất độc hại, đổ vật liệu xây dựng vào gốc cây...

Nhiều cây xanh cổ thụ bị xâm hại chờ 'giải cứu'- Ảnh 6.'Bức tử' cây xanh bị xử phạt ra sao?

Nhiều bạn đọc bức xúc về tình trạng hàng loạt cây xanh trên các tuyến đường bị bức tử bằng nhiều hình thức: đóng đinh, trám xi măng, trói gốc cây... Quy định hiện nay xử phạt ra sao?


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp