Trong số gần 200 ý kiến phản hồi về vấn đề này, có nhiều ý kiến của những người trong cuộc đã chỉ ra những đoạn đường quy định tốc độ xe chạy không hợp lý.
Phóng to |
Cảnh sát giao thông thổi phạt xe “chạy quá tốc độ” trên xa lộ Hà Nội, TP.HCM - Ảnh: Hoàng Thạch Vân |
"Ngay cả đường cao tốc tốc độ cũng chưa hợp lý. Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương thiết kế 120km/g nhưng chỉ cho xe chạy tối đa 100 km/g là quá lãng phí" (giobienvn@...) |
Bạn đọc có địa chỉ email [email protected]ết: “Xa lộ Hà Nội mới được nâng cấp, mở rộng, không chạy qua khu dân cư đông đúc mà quy định tốc độ xe máy chỉ có 40km/g là quá vô lý. Hằng ngày tôi đều phải đi qua xa lộ Hà Nội nên biết nhiều người dân không tuân thủ chạy 40km/g. Ai bị phạt là xui xẻo mà thôi”. Bạn đọc có địa chỉ email mrhungktcn@... cho rằng: “Tôi thấy có rất nhiều biển báo hạn chế tốc độ đặt tại những nơi không hợp lý, chỉ là “cái bẫy” để xử phạt. Chẳng hạn như quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai đường không có dân cư nhưng vẫn đặt biển báo tốc độ 40km/g. Hầu hết người dân đi qua khu vực này đều bị cảnh sát giao thông bắn tốc độ và xử phạt...”.
Một tài xế chuyên nghiệp (có địa chỉ email nhunguyen_10@...) đề nghị phải xem lại việc quy định tốc độ xe chạy và việc phân làn xe. “Đoạn quốc lộ 1 qua ngã ba Trị An lúc trước chỉ cho một làn ôtô chạy nên thường bị tắc nghẽn, hiện nay ngành giao thông đã cho ôtô chạy vào hai làn nên việc tắc nghẽn đã giảm. Tuy nhiên đoạn quốc lộ 1 qua ngã tư Dầu Giây vừa rồi lại bị cắm biển đô thị, tốc độ giảm từ 80km/g xuống còn 50 hoặc 40km/g. Còn đoạn đường gần ngã tư Dầu Giây vẫn chỉ cho một làn ôtô lưu thông nên càng ngày càng bị ùn tắc”- bác tài này phản ảnh và nhờ báo Tuổi Trẻ thông tin về vấn đề này để cánh tài xế đỡ khổ.
Còn bạn đọc [email protected] rằng người tham gia giao thông hiện nay rất khó tránh bị phạt vì biển báo thay đổi liên tục, đoạn đường từ ngã tư Vũng Tàu đến cầu Sài Gòn mà thay đổi tốc độ xe chạy đến mấy lần. “Phân làn thì cứ như “bẫy”, có ngã tư thì cho xe chạy làn ngoài chạy thẳng và rẽ trái, có ngã tư chỉ cho xe rẽ trái trong khi biển báo thì nhỏ và khuất. Người lái xe khi nhìn thấy mũi tên trên biển báo thì không chuyển làn kịp, cảnh sát giao thông chỉ chờ có thế để “hoét”” - chianthi090468@... viết.
Từ thực tế trên, bạn đọc chianthi090468@... và nhiều bạn đọc khác đề nghị không nên coi quốc lộ là đường đô thị, phải trả quốc lộ về đúng chức năng của nó bằng cách không cho phát triển khu dân cư thị tứ dọc hai bên quốc lộ và quy định tốc độ tối đa cho xe chạy hợp lý...
Về vị trí đặt biển báo, bạn đọc có địa chỉ email hoangoc.electronics%20@... đề nghị: “Nên treo biển báo tốc độ ở trên cao, giữa đường để tài xế dễ quan sát, tránh bị phạt oan. Hiện nay, nhiều đoạn đường xe rất đông mà hai bên đường toàn thấy biển quảng cáo, rất khó nhìn thấy biển báo giao thông, tài xế không quen đường là dính “bẫy” ngay”.
Bạn đọc có địa chỉ email Avocetone@... còn đưa ra kinh nghiệm: “Ở nước ngoài, khi xe chạy ở tốc độ 80-100km/g thì trước khi đến khu vực buộc chạy tốc độ thấp hơn (ví dụ 50 km/g) trong một cự ly an toàn đảm bảo các bác tài dễ dàng xử lý tốc độ cho phù hợp thì họ ghi bằng sơn trên mặt đường và cả biển báo "Đề nghị giảm tốc độ xuống, gần đến khu vực tốc độ còn 50km/g". Theo Avocetone@..., nếu các cơ quan chức năng xứ ta làm theo cách này thì sẽ không ai cằn nhằn khi bị phạt do vượt quá tốc độ.
*Ngoài ra, trong tổng số 4.215 email phản hồi các tin, bài trên Tuổi Trẻ trong tuần qua, bạn đọc còn quan tâm, bình luận về các vấn đề như: vụ một nhà hàng ở Bắc Kinh kỳ thị người Nhật, Philippines và VN (556 ý kiến), quy định mới về việc thi hành nghĩa vụ quân sự (270 ý kiến), xung quanh đề xuất tăng độ tuổi nghỉ hưu (169 ý kiến)...
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận