28/09/2023 13:53 GMT+7

Nhiệt bị giữ lại dưới lòng đất đang đe dọa các tòa nhà

Tàu điện ngầm và các tòa nhà tỏa nhiệt trực tiếp xuống lòng đất có thể làm biến dạng mặt đất và khiến cơ sở hạ tầng của các thành phố bị nứt.

Phòng thí nghiệm phân tích dữ liệu nhiệt mà các cảm biến thu thập được trên bản đồ dự báo của Chicago - Ảnh: NBC NEWS

Phòng thí nghiệm phân tích dữ liệu nhiệt mà các cảm biến thu thập được trên bản đồ dự báo của Chicago - Ảnh: NBC NEWS

"Mặt đất biến dạng rồi!"

Trong chuyến đi gần đây đến thành phố Chicago, ông Alessandro Rotta Loria, tại Đại học Northwestern, bang Illinois, Mỹ, đã kiểm tra những cảm biến mà nhóm nghiên cứu của ông đã lắp khắp thành phố để theo dõi nhiệt độ dưới lòng đất.

Hơn 100 cảm biến đã được đặt trong các gara đỗ xe, phòng nồi hơi ở tầng hầm và các đường hầm tàu điện ngầm quanh trung tâm thành phố Chicago.

Theo nghiên cứu của ông Alessandro Rotta Loria, nhiệt độ không khí trong các công trình dưới lòng đất do con người tạo ra có thể cao hơn tới 25⁰C so với nhiệt độ mặt đất. Đó là một mối đe dọa không chỉ đối với sức khỏe con người, mà còn tới cả các cơ sở hạ tầng quan trọng.

“Đã có một lượng nhiệt đáng kể dưới chân chúng tôi. Và sức nóng này đã khiến mặt đất biến dạng rồi", ông Rotta Loria nói khi kiểm tra một trong những cảm biến của nhóm nghiên cứu tại trạm Millenium ở quận Loop, Chicago.

Nhiều thành phố lớn có thể "chìm"

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học Nature, trình bày chi tiết về việc nhiệt bị giữ dưới bề mặt gây ra hiện tượng gọi là “biến đổi khí hậu dưới lòng đất” và có thể khiến các thành phố lớn bao gồm Chicago, New York và London “chìm”.

Sự thay đổi khí hậu dưới lòng đất này khác với sự thay đổi khí hậu trong khí quyển vốn xuất phát từ khí nhà kính do đốt nhiên liệu hóa thạch.

Tàu điện ngầm và các tòa nhà tỏa nhiệt trực tiếp vào các lớp đất đá dưới mặt đất. Khi nhiệt lan rộng, mặt đất cũng biến dạng, có thể khiến cấu trúc và cơ sở hạ tầng của thành phố bị nứt.

Trong khi các nhà nghiên cứu lo lắng về khả năng các thành phố bị chìm do tải trọng xây dựng lớn, sức nóng lan truyền như thế này có thể gây ra sự dịch chuyển tương tự.

Bộ trưởng Giao thông vận tải Pete Buttigieg nói rằng khả năng phục hồi dưới lòng đất là một phần trong trọng tâm của chính quyền nhằm giải quyết một khía cạnh khác của khí hậu.

“Chúng tôi đang hợp tác với các bang về vấn đề này. Bởi vì có thể cần phải thay đổi thứ gì đó từ loại xi măng, thép hoặc nhựa đường đang sử dụng đến việc nghiên cứu sự thoát nhiệt cho các công trình ngầm. Đó là một kế hoạch cần thời gian và cần triển khai sâu rộng", ông Buttigieg nói với Đài NBC News trong một cuộc phỏng vấn.

Nhiệt độ cực cao đẩy con người tới bờ vực tuyệt chủng sớmNhiệt độ cực cao đẩy con người tới bờ vực tuyệt chủng sớm

Trên Trái đất, sự tuyệt chủng hàng loạt xảy ra có quy mô tương đương với thời đại khủng long khi nhiệt độ lên cực cao.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp