06/12/2020 09:24 GMT+7

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng

LÊ XUÂN THĂNG
LÊ XUÂN THĂNG

TTO - Hôm nay 6-12, nhân tròn 30 năm ngày mất của nhiếp ảnh gia tài danh Nguyễn Bá Mậu (1990 - 2020), 124 tác phẩm - trong đó có hơn 40 ảnh về Đà Lạt - của ông sẽ được trưng bày trong triển lãm mang tên 'Nguyễn Bá Mậu và tác phẩm'.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 1.

Buổi sáng trên hồ Đà Lạt (kỹ thuật chớp sáng) - Ảnh: NGUYỄN BÁ MẬU

Hầu hết các bức ảnh lần đầu ra mắt người xem.

Bộ sưu tập ảnh đen trắng khổ 40x60cm này được Hội Văn học nghệ thuật Lâm Đồng phối hợp cùng gia đình trưng bày đến ngày 12-12 tại Nhà văn hóa Lao động (số 1 Trần Quốc Toản, TP Đà Lạt, Lâm Đồng).

Chàng phù thủy phòng tối

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu sinh ngày 6-2-1928 tại thôn Bảo An, thị xã Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Đậu xong bậc tiểu học ở quê nhà, ông ra Nha Trang học tiếp trung học tại Trường tư thục Kim Yến và luôn đạt điểm cao nhất lớp môn hội họa với thầy Võ Thành Điểm. 

Năm 1947, ông theo gia đình lên định cư tại vùng đất mới Đà Lạt. Ở tuổi 19, bắt đầu biết rung cảm trước cái đẹp của thiên nhiên, chàng thanh niên Nguyễn Bá Mậu bằng những tư liệu ít ỏi có được trên sách vở, mày mò khởi chụp những bức ảnh đầu tay bằng chiếc máy ảnh Rollei cũ.

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 2.

Một góc sáng Đà Lạt 1964 - Ảnh: Nguyễn Bá Mậu

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 3.

Xích lô Đà Lạt (Kỹ thuật phân sắc độ) - Ảnh Nguyễn Bá Mậu chụp năm 1970

Bền chí khổ luyện cộng với niềm say mê hiếm có, nhà nhiếp ảnh Nguyễn Bá Mậu hầu như đã dành hầu hết những ngày tháng thanh xuân đẹp nhất của đời mình để khám phá Đà Lạt qua ống kính. Đó là những sớm đón ánh bình minh rực rỡ bên bờ suối, len lỏi hàng giờ tìm góc độ trong những cánh rừng thông hay trải lòng trước sắc hoa dã quỳ vàng óng khi những cơn mưa cuối cùng trút xuống núi rừng Tây Nguyên... 

Tối đến, ông lại tự giam mình hàng giờ trong căn buồng tối (darkroom) nhỏ hẹp để luyện tay nghề tráng phim, rọi ảnh.

Không chỉ chuyên gắn bó ống kính cùng tâm hồn mình với cảnh vật trữ tình và hồn thơ Đà Lạt, chàng phù thủy phòng tối Nguyễn Bá Mậu cùng chiếc Vespa rong ruổi trong hành trình tác nghiệp đã ghi nhận được nhiều khoảnh khắc đẹp tại các danh lam thắng cảnh như Sài Gòn, Huế, Nha Trang...

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 4.

Dáng ngoại (kỹ thuật phân sắc độ), 1968

Vua ảnh kỹ thuật phân sắc độ

Năm 1968, bức ảnh Dáng ngoại mang tên Nguyễn Bá Mậu - lần đầu tham gia dự thi - liên tiếp đoạt 5 giải thưởng: cúp vàng nhiếp ảnh Việt - Mỹ, cúp vàng Hội Nhiếp ảnh Việt Nam, huy chương vàng tại Salon Montesson (Pháp)... 

Ảnh xử lý kỹ thuật phân sắc độ (từ một âm bản thông thường gạn lọc tạo được những lượng sắc xám nhạt, xám đậm đặt gần những vùng trắng hoặc đen tương phản nhằm nâng cao trạng thái cảm xúc, hướng sự chú ý vào những điểm quan trọng) gây chấn động giới ảnh trong nước và quốc tế. 

Sau thành công vang dội của Dáng ngoại, ông lần lượt đoạt thêm gần 30 huy chương với 12 tác phẩm ảnh cũng với kỹ thuật buồng tối thể hiện ở trình độ siêu đẳng qua nhiều biến thể khác nhau...

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 5.

Ngọ môn Huế (Kỹ thuật chớp sáng) - Ảnh Nguyễn Bá Mậu chụp năm 1964

Nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu: Người lưu giữ ký ức bằng ánh sáng - Ảnh 6.

Hồ than thở - Ảnh Nguyễn Bá Mậu chụp năm 1957

Nếu trong lĩnh vực âm nhạc, nhạc sĩ Hoàng Nguyên được coi là người đội vương miện về giai điệu cho Đà Lạt qua ca khúc Ai lên xứ hoa đào, thì nhà lưu giữ ký ức bằng ánh sáng Nguyễn Bá Mậu đã góp phần làm nổi thêm nhan sắc của miền đất hoa đào khi thổi hồn mình vào những rung động của ánh sáng qua các tác phẩm đậm dấu ấn kỹ thuật: Hồi tưởng (huy chương bạc Ý - 1969), Buổi chợ ban mai (huy chương vàng Giải thưởng VHNT Việt Nam - 1971), Núi đồi mờ sương (huy chương đồng cuộc triển lãm nhiếp ảnh quốc tế Hankood của Hàn Quốc - 1972)...

Ở hai thập niên 1960 - 1970, mỗi ngày ông rọi ra hàng trăm bức ảnh đen trắng dạng bưu thiếp khổ 10x15cm chụp phong cảnh, kiến trúc Đà Lạt phân phối đến các hiệu sách bán cho du khách. Ông được đồng nghiệp đương thời trong và ngoài nước ngưỡng mộ xưng tụng là "Vua ảnh kỹ thuật phân sắc độ".

img_20201205_055414-01 1(read-only)

Không chỉ có tâm hồn...

Gắn bó với sự nghiệp nhiếp ảnh suốt hơn bốn thập niên từ 1950 đến 1980, để lại cho hậu thế một bộ sưu tập ảnh đồ sộ về phong cảnh, kiến trúc, sinh hoạt đời thường..., nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu được truy tặng "Huy chương Vì sự nghiệp văn học nghệ thuật Việt Nam" vào năm 2001.

Nguyễn Bá Mậu từng tâm sự với các bạn trẻ như căn dặn với chính bản thân mình: "Nghệ thuật thật bao la, càng đi càng thấy cái ngút ngàn của nó. Bởi thế nên với một vài thành công đã thu lượm được, tôi không dám tự mãn. Nhất là tôi phát giác thêm rằng, để thành công và đạt một phần nào mong muốn, thiết tưởng không chỉ có tâm hồn và sự cố gắng là đủ, mà cần phải thêm ý chí dũng mãnh và phải thực tâm mới mong đạt đến đích...".

Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ? Thấu cảm của nhiếp ảnh gia Lê Hồng Linh: Nếu không phải bây giờ thì bao giờ?

TTO - Dù đã cầm máy 30 năm và gặt hái hàng loạt giải thưởng quốc tế, nay Lê Hồng Linh mới có triển lãm cá nhân đầu tiên mang tên “Thấu cảm”.

LÊ XUÂN THĂNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp