13/04/2018 14:37 GMT+7

Nhiễm khuẩn huyết: có thể tử vong chỉ với một vết xước nhỏ

DIỆU NGUYỄN
DIỆU NGUYỄN

TTO - Nhiễm khuẩn huyết (nhiễm trùng máu) xảy ra khi vi trùng xâm nhập vào cơ thể, tiết ra chất độc dẫn đến suy đa cơ quan, rối loạn đông máu hoặc suy gan, suy thận...

Nhiễm khuẩn huyết: có thể tử vong chỉ với một vết xước nhỏ - Ảnh 1.

Chân của một em bé 3 tuổi bị nhiễm khuẩn huyết có nguy cơ bị cắt bỏ

Các cơ quan bị nhiễm khuẩn do hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.

Bất kỳ ai cũng có thể mắc phải

PGS.TS.BS Nguyễn Duy Phong, Trường ĐH Y dược TP.HCM, cho biết khi xác định nhiễm khuẩn huyết, bác sĩ sẽ xác định "ngõ vào" của vi khuẩn, ví dụ nhiễm trùng máu hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu… do trước đó người bệnh đã bị nhiễm trùng các hệ này trước.

Các dấu hiệu ban đầu đôi khi có thể là chỉ là từ vết xước trên da, qua máu, máu đi khắp cơ thể, hàng rào bảo vệ bị phá vỡ thì nhiễm trùng huyết xâm nhập dễ dàng gây ra nhiễm khuẩn nghiêm trọng. 

Nếu bị nhiễm trùng xương hay còn gọi là chứng viêm tủy xương cũng có thể dẫn đến nhiễm khuẩn huyết. 

Hoặc vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn huyết có thể xâm nhập vào cơ thể thông qua đường truyền tĩnh mạch, các vết mổ, ống thông tiểu niệu đạo và các vết loét do nằm liệt giường.

Tùy theo tác nhân nào sẽ gây biến chứng nặng hoặc nhẹ, ví dụ nhiễm khuẩn huyết do viêm não mô cầu sẽ gây tử vong nhanh. Hoặc nhiễm khuẩn do tụ cầu vàng, ecoli… Trong những trường hợp này, cơ sở y tế sẽ thông báo cho cơ quan địa phương phòng chống dịch do các tác nhân này gây ra dẫn đến nhiễm trùng huyết khiến bệnh nhân tử vong.

Bất cứ ai cũng có thể bị nhiễm khuẩn huyết, tuy nhiên một số nhóm có nguy cơ cao hơn như nhóm người bị suy giảm hệ miễn dịch (mắc các bệnh như HIV/AIDS, ung thư); trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ; người cao tuổi, đặc biệt là những người có vấn đề sức khỏe; người mới phẫu thuật trong thời gian gần đây; bệnh nhân tiểu đường…

Cơ chế đông máu trong giai đoạn máu bị nhiễm trùng làm giảm lưu lượng máu di chuyển đến chân tay và các cơ quan nội tạng, dẫn đến việc cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng và oxy. Trong một vài trường hợp, một hoặc vài cơ quan nội tạng có thể bị suy chức năng.

Trường hợp xảy ra "sốc nhiễm khuẩn" có thể dẫn đến sự suy giảm chức năng ở một số bộ phận như phổi, thận và gan. Thậm chí, triệu chứng này có thể gây tử vong.

Triệu chứng nhiễm khuẩn huyết

Do nhiễm khuẩn huyết có thể bắt đầu ở bất kỳ các bộ phận nào trên cơ thể nên bệnh cũng có nhiều triệu chứng khác nhau.

Tuy nhiên, nhiễm khuẩn huyết sẽ có đầy đủ các biểu hiện của hội chứng nhiễm trùng nhiễm độc như: dấu hiệu đầu tiên là sốt cao, nhiệt độ cơ thể không ổn định;  thở gấp hoặc rối loạn nhịp thở; ớn lạnh; đi tiểu ít hơn bình thường; mạch nhanh; thở nhanh; buồn nôn, ói mửa; bị tiêu chảy.

Nhiễm trùng huyết có thể điều trị hết nếu gặp các biểu hiện trên, người nhà nhanh chóng đưa bệnh nhân đến bệnh viện để được điều trị tích cực.

Để xác định có phải nhiễm trùng huyết hay không bác sĩ sẽ cho làm những kiểm tra chuyên sâu, cấy máu, xác định vi khuẩn trong máu, nguồn lây nhiễm từ đâu, số lượng tiểu cầu, thay đổi chức năng gan thận…

Nếu bác sĩ chẩn đoán bạn bị nhiễm khuẩn huyết, bạn sẽ được khuyến cáo vào khoa chăm sóc đặc biệt. Taị đây, các bác sĩ sẽ cố gắng để ngăn chặn sự nhiễm trùng, kiểm soát chức năng hoạt động của các cơ quan và điều chỉnh huyết áp cân bằng.

Khi bác sĩ xác định được nguyên nhân gây ra nhiễm khuẩn huyết, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc cho với mục tiêu diệt loại vi khuẩn cụ thể gây bệnh. Thông thường, bác sĩ kê đơn thuốc giảm huyết áp để cải thiện huyết áp.

Nếu trường hợp bệnh nhân trầm trọng, bác sĩ có thể đưa ra hướng điều trị khác như dùng máy thở hoặc lọc máu. Một vài trường hợp phải phẫu thuật để loại bỏ nhiễm trùng.

"Nhiễm trùng huyết không phải bệnh nhưng đây là tình trạng nguy kịch có thể gây tử vong cho bệnh nhân, hoặc để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy, mọi người thường hay nói nhiễm trùng huyết có thể tử vong chỉ từ một vết xước nhỏ. Mọi người cần lưu ý để được điều trị ngõ vào gây ra tình trạng nhiễm trùng huyết sớm"- BS Duy Phong khuyến cáo.

Bé gái 3 tuổi phải cắt cụt hai tay sau nhiễm khuẩn huyết

TTO - Hơn 2 ngày sau ca mổ cắt cụt hai tay, bé gái 3 tuổi Đ.A.T (huyện Phong Thổ, Lai Châu) vẫn kêu đau suốt. Mẹ cháu, chị Tẩn Thị Hồng (25 tuổi) buồn rầu với chiếc khăn mặt vắt trên vai, chờ lau những giọt mồ hôi đầm đìa vã trên mặt con.

DIỆU NGUYỄN
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp