27/12/2024 09:03 GMT+7

Nhật - Trung tìm kiếm lợi ích chiến lược chung

Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya vừa có chuyến thăm đầu tiên tới Bắc Kinh vào ngày 25-12. Trong một ngày ngắn ngủi, ông đã gặp gỡ Thủ tướng Lý Cường và Ngoại trưởng Vương Nghị để thảo luận quan hệ song phương.

Nhật - Trung tìm kiếm lợi ích chiến lược chung - Ảnh 1.

Ngày 25-12, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (phải) hội đàm với Ngoại trưởng Nhật Bản Takeshi Iwaya tại Bắc Kinh (Trung Quốc) - Ảnh: Mfa.gov.cn

Dù chỉ kéo dài một ngày, chuyến thăm của ông Iwaya nhấn mạnh nỗ lực giải quyết các vấn đề gai góc giữa hai quốc gia, đặc biệt khi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản. Các cuộc thảo luận được đánh giá "rất thẳng thắn", mở ra hy vọng cải thiện hợp tác giữa Tokyo và Bắc Kinh.

Nỗ lực xây dựng lại niềm tin

Bối cảnh chuyến thăm của ông Iwaya được định hình sau cuộc gặp giữa Thủ tướng Nhật Bản Shigeru Ishiba và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình bên lề Hội nghị APEC tại Peru vào tháng trước.

Tại cuộc gặp này, hai nhà lãnh đạo đã tái khẳng định mục tiêu xây dựng "mối quan hệ cùng có lợi dựa trên lợi ích chiến lược chung" - cụm từ hiếm được nhắc tới trong những năm gần đây do các vấn đề rắc rối không được suôn sẻ giữa hai nước.

Chuyến thăm của ông Iwaya được coi là bước đi nhằm cụ thể hóa cam kết cải thiện quan hệ, bất chấp những bất đồng lớn như tranh chấp lãnh thổ và việc Nhật Bản xả nước thải từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima.

Chuyến thăm của ông Iwaya cũng diễn ra ngay trước khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhậm chức vào ngày 20-1. Chính sách "nước Mỹ trên hết" đầy khó đoán của ông Trump được dự báo sẽ tác động mạnh đến cấu trúc an ninh và thương mại ở Đông Á.

Trong bối cảnh đó, một mục tiêu quan trọng của chuyến đi là đảm bảo mối quan hệ Nhật - Trung "mang tính xây dựng và ổn định". Ít nhất thì cả hai nước đều mong muốn mối quan hệ song phương này không làm phức tạp thêm tính toán trong chính sách đối ngoại của họ trong thời gian tới.

Nhìn nhận một cách thẳng thắn thì quan hệ song phương Trung - Nhật đầy tính phức tạp trong thời gian qua. Mối quan hệ giữa hai nước láng giềng này vừa mang đặc tính sâu sắc của quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư vốn rất chặt chẽ, lại vừa mang đặc tính đối thủ trong các yêu sách về an ninh và lãnh thổ ở khu vực biển Hoa Đông vốn rất phức tạp với những bất đồng địa chính trị cũng như những di sản lịch sử trong Thế chiến thứ hai.

Nói một cách khác, họ cần nhau về mặt thương mại nhưng lại thận trọng về mặt an ninh trong bối cảnh vẫn còn nhiều vấn đề khúc mắc về lịch sử.

Một trong những thách thức lớn nhất của mối quan hệ này tập trung ở sự thiếu tin tưởng lẫn nhau. Trong những năm gần đây, Nhật Bản đã thay đổi cách tiếp cận quốc phòng của mình trở nên mạnh mẽ hơn để phản ứng lại các hành động mang tính quyết đoán của Trung Quốc bằng kế hoạch tăng cường chi tiêu quân sự lên mức 2% GDP vào năm 2027 và đẩy mạnh mối quan hệ đồng minh với Mỹ. Đầu năm nay Nhật Bản.

Trong cuộc gặp, ông Iwaya cũng yêu cầu Trung Quốc dỡ bỏ một chiếc phao mà Nhật Bản tin rằng đã được Trung Quốc lắp đặt tại vùng đặc quyền kinh tế gần một trong những hòn đảo cực nam của Nhật Bản.

Ở chiều ngược lại, Bắc Kinh cũng nghi ngờ Tokyo có chính sách thiếu thân thiện khi cùng Mỹ hạn chế các công ty công nghệ cao của Trung Quốc. Tháng 4 vừa qua, Nhật Bản và Mỹ ký thỏa thuận lịch sử, nâng cấp quan hệ lên "Đối tác toàn cầu cho tương lai", làm dấy lên lo ngại từ Trung Quốc về khả năng hình thành một liên minh Mỹ - Nhật sâu sắc nhằm kiềm chế ảnh hưởng của nước này.

Những nền tảng ban đầu

Về mặt nhận thức chung, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh trong cuộc gặp rằng tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước vượt xa quan hệ song phương khi hai bên cùng có "các lợi ích chiến lược chung".

Ông Vương nói: "Nếu quan hệ Trung - Nhật ổn định thì châu Á sẽ ổn định hơn". Còn ông Iwaya hy vọng Trung Quốc có thể sử dụng sự ảnh hưởng để "duy trì hòa bình và an ninh trong cộng đồng quốc tế", đặc biệt là ở bán đảo Triều Tiên.

Khi bắt đầu cuộc gặp với người đồng cấp Vương Nghị, ông Iwaya nói: "Điều quan trọng là cả Nhật Bản và Trung Quốc phải hoàn thành trách nhiệm và cùng nhau tiến về phía trước để theo đuổi hòa bình, thịnh vượng của khu vực này và cộng đồng quốc tế".

Nhật Bản đã bày tỏ "mối quan ngại sâu sắc" về liên minh an ninh mới giữa Nga và Triều Tiên, trong đó Triều Tiên có thể đạt được công nghệ quân sự tiên tiến và kinh nghiệm chiến đấu khi gửi binh lính tới Nga.

Nội hàm của "mối quan hệ cùng có lợi dựa trên các lợi ích chiến lược chung" giữa Bắc Kinh và Tokyo hàm ý hai quốc gia này hiểu rằng một mối quan hệ song phương căng thẳng sẽ không có lợi cho cả hai bên.

Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nhật Bản, còn Nhật Bản là đối tác thương mại lớn thứ hai của Trung Quốc. Ít nhất sau cuộc gặp này thì hai bên có những nền tảng ban đầu cho các bước mang tính chiến lược tiếp theo.

Trung Quốc nối lại nhập khẩu thủy sản Nhật Bản

Hai ngoại trưởng Iwaya và Vương Nghị tái khẳng định thỏa thuận nối lại nhập khẩu thủy sản Nhật Bản sau lệnh cấm của Trung Quốc vào tháng 8-2024 nhằm phản đối việc Tokyo xả nước thải phóng xạ đã qua xử lý ra biển.

Đáp lại Nhật Bản quyết định cấp thị thực nhập cảnh nhiều lần với thời hạn 10 năm cho công dân Trung Quốc, tăng gấp đôi so với trước đây, nhằm thúc đẩy trao đổi nhân dân.

Ngoài ra ông Vương đồng ý với đề xuất tổ chức đối thoại an ninh Trung - Nhật vào năm tới để cải thiện liên lạc song phương.

Nhật - Trung tìm kiếm lợi ích chiến lược chung - Ảnh 2.Trung - Nhật đạt thỏa thuận về xả nước thải hạt nhân ra biển

Bắc Kinh thông báo đạt sự đồng thuận với Tokyo về việc xả nước thải Nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra biển, đồng thời gỡ dần lệnh cấm nhập khẩu thủy sản Nhật.

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp