23/02/2020 12:51 GMT+7

Nhật ký nhà văn Phương Phương 22-2: Đông y phát huy hiệu quả

CẢNH CHÁNH
CẢNH CHÁNH

TTO - Hôm nay tròn 1 tháng sự kiện thành phố Vũ Hán bị phong toả, gây chấn động thế giới. Gần nửa đêm 22-2, nhà văn Phương Phương tiếp tục đăng tải nhật ký "Vũ Hán những ngày phong thành". Tuổi Trẻ Online lược dịch nhật ký của bà.

Nhật ký nhà văn Phương Phương 22-2: Đông y phát huy hiệu quả - Ảnh 1.

Nhân viên chuẩn bị thuốc đông y cho những người tiếp xúc trực tiếp ở một khu cách ly Trùng Khánh - Ảnh: Tân hoa xã

Thời tiết hôm nay rất đẹp, ấm áp, nằm trên giường mà lướt điện thoại. Hiện tình hình dịch bệnh chưa hoàn toàn được khống chế, xem ra là vấn đề nan giải.

Tin đầu tiên đập vào mắt là một đoạn ghi âm của một cô người Vũ Hán phê bình cán bộ khu phố lan truyền trên mạng. Giọng Vũ Hán của cô lảnh lót, nổ liên hồi như đại bác. Cô ít dùng từ thô tục mà toàn thành ngữ, khiến cư dân mạng cười đau bụng, không khỏi ngưỡng mộ. Các bạn biết phụ nữ Vũ Hán rồi phải không? Không tục, mà lại rất có lý, có thể xem là cách chửi nho nhã thâm thúy của Vũ Hán. 

Thời tiết đẹp, cộng với chửi nghe sướng tai, tâm trạng hôm nay có một khởi đầu rất tốt. 

Hôm nay người bạn bác sĩ gửi cho tôi cách nhìn về tình hình dịch bệnh. Buổi chiều tôi cũng hỏi thêm một số tình hình, đại khái như: Căn cứ số liệu 3 hôm qua, có chuyển biến tốt, nhưng chưa thay đổi về chất. Hiện tình hình dịch bệnh lây lan, chưa khống chế hoàn toàn.

Số ca nghi ngờ lây nhiễm COVID-19 vẫn còn rất nhiều. Chỉ là áp lực giường bệnh đã giảm được một chút. Giường bệnh dư ra là do người hết bệnh ra viện và không qua khỏi. Số ca tử vong mỗi ngày gần 100 người.

Đây là những con số khiến người ta day dứt. Khả năng rà soát của Vũ Hán là rất lớn, lớn đến độ người dân cảm giác nghẹt thở. Tuy nhiên, dịch bệnh vẫn khó mà khống chế. Có lẽ vì vậy, Vũ Hán mới xây tiếp 19 bệnh viện dã chiến, tăng số giường bệnh, giường bệnh chờ đợi bệnh nhân, phòng trường hợp bệnh nhân nhẹ trở nặng.

Người bạn bác sĩ lặp lại câu nói trước đó: Những ca bệnh nặng và nguy kịch kéo dài từ thời gian đầu ở Vũ Hán vẫn còn mấy chục ngàn. Vì vậy, số ca tử vong vì COVID-19 khó mà giảm nổi. Ca nguy kịch thường hô hấp khó khăn, phải sử dụng máy thở. Tôi nhớ đến bài viết của phóng viên Tài Tân, hình như họ viết về quá trình một ống thở đánh cuộc với sự sinh tử.

Nhật ký nhà văn Phương Phương 22-2: Đông y phát huy hiệu quả - Ảnh 2.

Đội ngũ nhân viên y tế tại một bệnh viện ở Vũ Hán nhận cơm ăn trong ảnh chụp ngày 20-2 - Ảnh: AFP

Trong cuộc trò chuyện, người bạn bác sĩ có nhắc: Hiện nay đông y đã phát huy hiệu quả chữa trị nhất định. Điều đó khiến tôi nhớ ra từng có cư dân mạng để lại lời nhắn, hỏi hiệu quả đông y như thế nào. Và tôi đã chuyển câu hỏi cho người bạn bác sĩ vì bạn là chuyên gia tây y, tôi muốn biết chuyên gia tây y nhìn nhận vấn đề này như thế nào. 

Kết quả, bạn tôi trả lời: Hiện nay rất nhiều bệnh viện có cả một khu phòng bệnh do bác sĩ đông y tiếp quản, có kết quả chữa trị rất tốt. Tuy nhiên đông y cũng sử dụng thuốc tây và biện pháp tây y. Kết hợp đông tây, hiệu quả rất rõ ràng, cũng đã được nhà nước đánh giá cao. Lúc đầu, tây y đã cực lực phản đối, chế nhạo. Giờ thấy có hiệu quả, những người phản đối hiện không dám lên tiếng.

Tôi có một bạn học thời đại học, làm giáo viên ở Viện Đông y. Từ khi dịch bệnh bùng phát, bạn đã cho rằng dùng đông y nhất định có kết quả tốt. Một người bạn làm báo sau khi đọc được bài viết trên cho rằng, một mặt nào đó, virus đang cứu lấy ngành đông y. Câu nói có vẻ hơi kinh dị.    

Buổi tối, nhóm bạn học lại bàn luận vấn đề đông y. Những người tẩy chay đông y cũng không ít. Bạn học ở Viện Đông y tiếp tục nêu quan điểm: Nói một cách nghiêm túc, đông tây y không có cách kết hợp, về lý luận hoàn toàn khác nhau, hai chiếc xe chạy trên hai con đường khác nhau. 

Hiện nay cái gọi là kết hợp đông tây y, thực tế là dùng thuốc đông y, dùng dụng cụ, thiết bị và một số thuốc tây y, đông tây tự phát huy ưu thế của mình. Ở đây thực ra tồn tại một vấn đề rất lớn, thậm chí là xung đột. 

Về vấn đề đông tây y, tôi hoàn toàn không hiểu, chỉ ghi lại nguyên văn. Ngày thường tôi đi khám bệnh, chủ yếu là tây y. Nhưng bình thường bồi bổ sức khỏe lại thường sử dụng là đông y.

Nhật ký nhà văn Phương Phương 22-2: Đông y phát huy hiệu quả - Ảnh 3.

Cuộc sống của bệnh nhân bên trong một bệnh viện dã chiến ở Vũ Hán - Ảnh: China Daily

Viết đến đây, đột nhiên đọc được thông tin bà cô Vũ Hán phê bình cán bộ hồi sáng đã nhận được sự quan tâm của cơ quan chức năng liên quan. Lãnh đạo khu phố, ủy ban kỷ luật gì đó đến làm việc, siêu thị Trung Bách đã khắc phục sai sót, xem ra chửi có hiệu quả. Có một bạn cho biết, một bảng dịch tiếng Anh màn chửi đó sắp ra mắt. Tôi nghe xong lại cười ngất. 

Màn chửi ấy chỉ là chuyện vặt vảnh trong cuộc sống. Nói thật, thời gian kéo dài, vấn đề ăn uống của người dân sẽ thành vấn đề nổi cộm. Thời gian mua hàng nhóm trên mạng ngày càng nhiều, phát hiện ngày càng nhiều thiếu sót của mô hình này. Cổng các tổ dân phố, khu chung cư, hằng ngày đều chen chúc người đến nhận hàng online. 

Với lại, hàng online không giao chung một lần, nhiều người dân phải chia mấy đợt ra lấy hàng. Ngày xưa mỗi ngày ra ngoài 1 lần, giờ mua online một ngày ra ngoài mấy lần. Trong khi đó, một số người dân cũng rất khó phục vụ, không chỉ mua nhu yếu phẩm, còn mua cả thùng bia. Đội tình nguyện khiêng phát mệt.

Hết cách, quản lý là cả một môn khoa học, cho dù chỉ là chuyện dầu, gạo, mắm muối. Nhưng làm thế nào quản lý khoa học hơn, mới tốt cho việc khống chế dịch bệnh? Một nhà văn như tôi, khó mà hiểu nổi.

Hôm nay trên mạng có một tổng kết như thế này: những ca lây nhiễm đợt 1 là từ năm ngoái, đợt 2 là do chen chúc đi bệnh viện, đợt 3 là do chen chúc đi siêu thị, đợt 4 là do mua sắm online mù quáng.

Người bạn bác sĩ nói, dịch bệnh lây lan khó chống chế. Xem ra đây quả thật là vấn đề nan giải. 

Trang "Tin đầu vị hôm nay" mời tôi gia nhập. Ngày đầu, tôi đăng bài nhật ký đầu tiên trên tài khoản mạng xã hội của họ, thu hút hơn 20.000.000 lượt người xem, rồi đạt mức hơn 30.000.000 lượt. Tôi thật sự rất bất ngờ. Một người chỉ quen với nhóm độc giả nhỏ như tôi, nhiều độc giả quá lại đâm ra lo sợ, cảm giác không bình thường, xém chút là không muốn viết tiếp. Những người bạn học động viên mãi, mới kiên trì đến hôm nay.

Nhật ký nhà văn Phương Phương 21-2: Bức di thư 11 chữ khiến bá tánh khóc ròng Nhật ký nhà văn Phương Phương 21-2: Bức di thư 11 chữ khiến bá tánh khóc ròng

TTO - 'Tôi xin hiến xác cho tổ quốc. Vợ tôi đâu? 11 chữ trong di thư của một bệnh nhân COVID-19 khiến mọi người khóc ròng'... Nhà văn Phương Phương tiếp tục đăng tải nhật ký 'Vũ Hán những ngày phong thành' lúc nửa đêm 21-2.

CẢNH CHÁNH
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp