29/08/2017 22:32 GMT+7

​Nhật đi tìm mảnh vỡ của tên lửa Triều Tiên

HOÀNG DUY LONG
HOÀNG DUY LONG

TTO - Vụ phóng tên lửa “ngay trên đầu nước Nhật” của Triều Tiên vào sáng nay là vụ đầu tiên kể từ năm 2009 nên đã gây phẫn nộ với nước Nhật.

Hai người Nhật được giao nhiệm vụ tìm mảnh vỡ ở Sapporo -  Ảnh: AFP
Hai người Nhật được giao nhiệm vụ tìm mảnh vỡ ở Sapporo - Ảnh: AFP

“Có vụ phóng tên lửa. Mọi người cần ẩn nấp”. Mới sáng sớm 29-8, hàng triệu người Nhật ở khu vực phía bắc đã thức dậy với tin nhắn đầy tính đe dọa của chính quyền.

Bình Nhưỡng đã phóng một quả tên lửa đạn đạo lên độ cao 550 km, bay xa 2.700 km qua vùng trời Nhật Bản và rơi xuống Thái Bình Dương ở khu vực phía Bắc đảo Hokkaido.

Mối đe dọa sau 18 năm

Tuy tên lửa được cho là chỉ bay qua phần lãnh thổ nhỏ của Nhật, ít dân cư nhưng được xem là mối đe dọa nghiêm trọng tính từ năm 2009.

Các đơn vị chuyên môn của Nhật đã được triển khai ngay trong khu vực để tìm kiếm các mảnh vỡ có thể có từ tên lửa của Bình Nhưỡng.

Đương nhiên đây chỉ là hoạt động nhằm làm an dân và dĩ nhiên cũng nhằm kích hoạt hệ thống cảnh báo ở Nhật, Các nhân viên không tìm thấy mảnh vỡ nào bởi tên lửa của Triều Tiên đã rơi xuống biển.

Sau đó không lâu, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết nước này lên án bằng những ngôn từ mạnh mẽ nhất vụ phóng tên lửa vừa thực hiện vào sáng sớm cùng ngày của Triều Tiên.

Ông Yoshihide Suga đánh giá vụ phóng tên lửa này của Triều Tiên tạo ra mối đe dọa an ninh nghiêm trọng đối với Nhật Bản và cho biết chính phủ Nhật Bản sẽ thực hiện các biện pháp cần thiết.

Trước đó, phát biểu với các phóng viên trước khi bước vào cuộc họp khẩn tại Văn phòng Thủ tướng, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tuyên bố "vụ bắn tển lửa là mối đe dọa chưa từng có " và ông sẽ làm tất cả trong khả năng để bảo vệ người dân.

Theo một số nguồn tin, hệ thống tàu cao tốc Shinkansen tại phía Đông Bắc Nhật Bản đã ngừng hoạt động sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên. Tuy nhiên, vụ phóng này không ảnh hưởng đến giao thông đường không nội địa và quốc tế của Nhật Bản.

Theo thông báo của Chính phủ Nhật Bản, tên lửa của Triều Tiên đã bay qua lãnh thổ miền Bắc nước này vào lúc 6h06 phút theo giờ địa phương.

Khiêu khích liên tục

Hệ thống cảnh báo J- mức cảnh báo cao nhất -  đã khuyến cáo người dân đề phòng nhưng không có thiệt hại nào. Quân đội Nhật Bản đã không cố gắng bắn hạ tên lửa của Triều Tiên.

Trong khi đó, kênh truyền hình NHK cho biết tên lửa của Triều Tiên đã vỡ thành 3 mảnh và rơi xuống khu vực ngoài khơi cách mũi Erimo trên đảo Hokkaido 1.180 km về phía Đông.

Vụ phóng tên lửa sáng sớm 29-8 của Triều Tiên được thực hiện chỉ 3 ngày sau khi nước này phóng 3 tên lửa tầm ngắn.

Theo Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương (PACOM) của Mỹ, 2 quả tên lửa trong vụ phóng ngày 26-8 đã bay được quãng đường 250 km trước khi rơi xuống Biển Nhật Bản, trong khi quả thứ 3 phát nổ gần như ngay lập tức.

Hai người Nhật được giao nhiệm vụ tìm mảnh vỡ tên lửa của Triều Tiên ở Sapporo - Ảnh: AFP
Hai người Nhật được giao nhiệm vụ tìm mảnh vỡ tên lửa của Triều Tiên ở Sapporo - Ảnh: AFP
Vụ phóng của Triều Tiên làm suy yếu an ninh và ổn định khu vực, cũng như các nỗ lực xây dựng không gian đối thoại
Tổng thư ký LHQc Antonio Guterres 

Trước đó, trong tháng 7 vừa qua, Triều Tiên cũng đã 2 lần tiến hành phóng thử thành công tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) nhưng đều không bay qua lãnh thổ Nhật Bản như lần này.

Quân đội Hàn Quốc cho rằng nhiều khả năng tên lửa phóng rạng sáng nay  là Hwasong-12, loại tên lửa tầm trung mà Bình Nhưỡng mới đây cảnh báo sử dụng để bắn tới đảo Guam, vùng lãnh thổ của Mỹ trên Thái Bình Dương.

Trong khi đo, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Cho Myoung-gyon tuyên bố nước này sẽ tiếp tục các nỗ lực tìm kiếm đối thoại với Triều Tiên trong khi phản ứng cứng rắn đối với các hành động khiêu khích của Bình Nhưỡng.

Phát biểu tại một diễn đàn về viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên, ông Cho Myoung-gyon cho rằng Bình Nhưỡng đang tập trung vào việc phát triển các chương trình hạt nhân và tên lửa, phớt lờ những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế.

Ông nhấn mạnh rằng Seoul lên án mạnh mẽ hành động khiêu khích của Triều Tiên, đồng thời nêu rõ "trên cơ sở tư thế quân sự vững chắc, Chính phủ sẽ có những nỗ lực ngoại giao để giải quyết vấn đề hạt nhân của Triều Tiên một cách hòa bình".

Đề cập vấn đề viện trợ nhân đạo cho Triều Tiên, Bộ trưởng Cho Myoung-gyon bày tỏ lấy làm tiếc về việc Seoul đã ngừng cung cấp hỗ trợ trong 9 năm qua dưới sự cầm quyền của các chính phủ theo đường lối bảo thủ.

Hồi tháng 5 vừa qua, Hàn Quốc cho biết sẽ cho phép thêm các nhóm dân sự tìm cách trao đổi với Triều Tiên trong giới hạn không vi phạm các lệnh trừng phạt quốc tế. Tuy nhiên, Triều Tiên đã bác bỏ đề xuất này.

Hướng đi của tên lửa phóng đi từ Triều Tiên thể hiện trên màn hình ở  thủ đô Tokyo của Nhật sáng 29-8 - Ảnh: REUTERS
Hướng đi của tên lửa phóng đi từ Triều Tiên thể hiện trên màn hình ở thủ đô Tokyo của Nhật sáng 29-8 - Ảnh: REUTERS
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov, đang ở thăm Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) trong chuyến công du tới 3 nước vùng Vịnh, nêu rõ: “Liên quan tới vấn đề Triều Tiên và các vụ thử tên lửa mà nước này đang tiến hành, chúng tôi luôn tuân thủ các nghị quyết của HĐBA LHQ và chúng tôi khẳng định các nước láng giềng của Triều Tiên cũng cần tuân thủ đầy đủ các nghị quyết này". 
HOÀNG DUY LONG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp