Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe (trái) và nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi bắt tay nhau sau cuộc họp báo chung tại Tokyo ngày 2-11 - Ảnh: Reuters |
“Chúng tôi hi vọng những khoản viện trợ này sẽ giúp lan tỏa đi những nỗ lực xây dựng hòa bình tới các khu vực khác nhau ở Myanmar, đưa đất nước của quý vị tiến về phía trước”, Thủ tướng Abe nhấn mạnh trong cuộc họp báo chung với nhà lãnh đạo Myanmar Aung San Suu Kyi ngày 2-11.
Nói với Reuters, các quan chức Nhật Bản cho biết khoảng 40 tỷ yen sẽ được dành cho việc hỗ trợ và giúp đỡ các cộng đồng dân tộc thiểu số ở Myanmar phát triển. Số tiền còn lại sẽ được dùng cho các dự án đầu tư sân bay và nhà máy điện ở nước này.
Bà Aung San Suu Kyi đang có chuyến thăm tới Nhật Bản nhằm thu hút thêm đầu tư và sự ủng hộ quốc tế dành cho Myanmar.
Reuters nhận định, chuyến đi được đánh giá là một minh chứng nữa cho nỗ lực cân bằng và dần thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc của chính quyền Myanmar dưới thời bà Aung San Suu Kyi.
Myanmar cần nguồn vốn đầu tư và một quan hệ song phương đủ mạnh mẽ từ Nhật Bản để đối chọi lại với mối quan hệ với Bắc Kinh. Ngược lại, Tokyo đang tỏ ra rất háo hức trước những cơ hội đầu tư và thị trường đầy tiềm năng vừa mới mở cửa như Myanmar, nhất là cơ sở hạ tầng.
Sau gần 50 năm bất ổn chính trị, hệ thống điện, đường xá, sân bay và các nhà máy điện của Myanmar vẫn trong tình trạng chưa đi đến đâu.
Đây vốn dĩ là các lĩnh vực mà Nhật Bản có thế mạnh và đã được bà Aung San Suu Kyi bật đèn xanh trong chuyến thăm đến Mỹ cách đây hai tuần. Nhà lãnh đạo kỳ cựu của Myanmar tuyên bố sẽ đặt ra một khung pháp lý minh bạch cho các nhà đầu tư nước ngoài, đồng thời mở ra cơ hội tiếp cận vào các lĩnh vực đầy tiềm năng chưa được khai thác khác.
Nhật Bản, quốc gia chưa bao giờ áp đặt lệnh trừng phạt thương mại và tài chính đối với Myanmar, đã có sự hiện diện đáng kể tại quốc gia Đông Nam Á này. Nhật Bản hiện là nước dẫn đầu trong việc đầu tư vào Đặc khu kinh tế Thilawa của Myanmar.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận