12/10/2023 09:27 GMT+7

Nhật Bản nhìn thấy gì ở Việt Nam?

Việc Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko thăm một loạt quốc gia Đông Nam Á cho thấy sự coi trọng của Tokyo đối với khu vực này, trong đó Việt Nam nổi lên như một đối tác quan trọng về kinh tế.

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 10-10 tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN

Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính vào ngày 10-10 tại Hà Nội - Ảnh: TTXVN

Việt Nam là điểm dừng chân thứ hai của bà Kamikawa trong chuyến công du các nước Đông Nam Á gồm Brunei, Việt Nam, Lào và Thái Lan từ ngày 8 đến 13-10. 

Cộng với chuyến thăm Malaysia và Philippines (dự kiến vào tháng 11 tới) của Thủ tướng Kishida Fumio, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng, Tokyo đã tiếp cận 6/10 nước ASEAN. Đó là minh chứng rõ nét nhất cho thấy sự quan tâm lớn của Nhật Bản với Đông Nam Á trong bối cảnh thế giới có nhiều diễn biến phức tạp.

Nếu có cạnh tranh thì sẽ là một cuộc cạnh tranh vì điều tốt hơn. Tôi tin sẽ có nhiều hợp tác hơn bởi các nước đều muốn đảm bảo chuỗi cung ứng dẻo dai trước các biến cố ngoài dự đoán. Vì vậy, tôi tin Việt Nam sẽ hưởng lợi khi các nước tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng bán dẫn.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kobayashi-Terada Maki

Hợp tác kinh tế là nền tảng

Brunei là nước giàu khí đốt, nhà cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ sáu cho Nhật Bản trong bối cảnh nền kinh tế số 3 thế giới đang nỗ lực chuyển đổi năng lượng. Lào là nước chủ tịch ASEAN luân phiên tiếp theo vào năm 2024, Thái Lan là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN - Nhật Bản và Tokyo thì đang muốn thúc đẩy nâng cấp quan hệ ASEAN - Nhật Bản lên tầm Đối tác chiến lược toàn diện.

Vậy chuyến thăm Việt Nam của bà Kamikawa nói lên điều gì? "Quê hương của Ngoại trưởng Kamikawa ở tỉnh Shizouka, nơi từng lưu dấu chân của nhà yêu nước Phan Bội Châu vào những năm đầu thế kỷ 20. Yếu tố lịch sử đó đã tạo nên một tình cảm đặc biệt của bà ấy đối với Việt Nam", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nhật Bản Kobayashi-Terada Maki chia sẻ trong cuộc gặp với báo chí Việt Nam vào tối 10-10. Tuy nhiên, bên cạnh tình cảm cá nhân, với tư cách là ngoại trưởng, bà Kamikawa và chính quyền Nhật Bản hiện tại còn nhìn thấy ở Việt Nam một đối tác ngày càng quan trọng.

"Các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt những doanh nghiệp lớn, có sự quan tâm rất lớn đến việc đầu tư vào Việt Nam. Trong 20 năm trở lại đây, đầu tư trực tiếp của doanh nghiệp Nhật đã tăng gấp năm lần", bà Kobayashi-Terada cho biết thêm.

Đó là quá khứ, còn về tương lai, hai nước chia sẻ hàng loạt điểm chung, từ giá trị văn hóa đến các mục tiêu đầy tham vọng như phát thải ròng bằng 0, ổn định chuỗi cung ứng chất bán dẫn và thượng tôn luật pháp quốc tế. Ở tầm khu vực và rộng hơn, Việt Nam là quốc gia đối tác "rất quan trọng" của Nhật Bản trong triển khai chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (FOIP). Trong đó, Nhật Bản chia sẻ quan điểm của Việt Nam về ý nghĩa quan trọng của sự ổn định và hòa bình trên biển.

Phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược

Nhật Bản đã khởi xướng Sáng kiến cơ sở hạ tầng chất lượng cao trị giá 75 tỉ USD và Sáng kiến chuyển đổi năng lượng châu Á (10 tỉ USD). Những dự án này đều nhận được sự quan tâm của Việt Nam vì sự phù hợp với các mục tiêu đang theo đuổi. Điều đó, theo bà Kobayashi-Terada, sẽ mở ra cơ hội hợp tác hơn nữa giữa hai nước, cho thấy dư địa quan hệ song phương vẫn còn rất lớn miễn là hai bên có ý tưởng và tiếp tục tìm thấy những điểm chung lợi ích.

Nhật Bản hiện là nước cung cấp ODA lớn nhất cho Việt Nam, nhưng với Tokyo, điều đó là chưa đủ và nước này muốn "làm sống động" hơn nữa hợp tác trong lĩnh vực này với trọng tâm là phát triển cơ sở hạ tầng chiến lược. Ngoại trưởng Kamikawa đã khẳng định như vậy ngay tại Việt Nam và có nhiều chỉ dấu cho thấy sự sống động đó là có cơ sở.

Tháng 6 năm nay, Nhật Bản đã công bố chính sách ODA mới, trong đó tìm kiếm các cách thức để tăng cường hỗ trợ những mục tiêu phát triển của đối tác. Trước đây Tokyo và bên nhận ODA thường cùng làm việc để xác định các mục tiêu ưu tiên, từ đó mới triển khai dần. Nhưng chính sách ODA mới sẽ chú trọng vào đề xuất từ nước nhận ODA và cả Nhật Bản. Theo đó, thay vì chờ đợi nước nhận ODA đề nghị để xác định các ưu tiên hay những dự án cụ thể, giờ đây Nhật Bản sẽ chủ động đề xuất cung cấp ODA cho một nước nếu xác định dự án đó liên quan lợi ích quốc gia của họ.

Việt Nam đang cần nguồn vốn rất lớn cho các dự án cơ sở hạ tầng chiến lược như đường bộ, đường sắt và Nhật Bản được xem là đối tác quan trọng hàng đầu. Ở chiều ngược lại, theo bà Kobayashi-Terada, sự kết nối cơ sở hạ tầng có ý nghĩa quan trọng, không chỉ cho giao thông mà còn đảm bảo chuỗi cung ứng ổn định. 

Hai mong muốn này cộng thêm ODA thế hệ mới từ Nhật Bản với lãi suất thấp gần như bằng 0 được kỳ vọng sẽ thúc đẩy hợp tác và trao đổi kinh nghiệm, công nghệ giữa hai nước thời gian tới. Nói về mục tiêu phát triển hệ sinh thái bán dẫn của Việt Nam, bà Kobayashi-Terada lạc quan về việc có nhiều nước quan tâm. Theo bà, thay vì cạnh tranh, các nước sẽ bắt tay với nhau và điều đó có lợi cho Việt Nam.

Nhật Bản là đối tác hợp tác kinh tế hàng đầu của Việt NamNhật Bản là đối tác hợp tác kinh tế hàng đầu của Việt Nam

Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng và Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Ngoại trưởng Nhật Bản Kamikawa Yoko, nhấn mạnh dư địa phát triển quan hệ vẫn còn nhiều.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp