Lụa Bảo Lộc đã xuất hiện trong bộ sưu tập của nhiều nhà thiết kế trong nước và quốc tế. Ảnh: Phước An
Cuộc trở mình quay lại thị trường chưa làm cho người tiêu dùng biết đến thương hiệu tơ lụa Bảo Lộc dẫu trong quá khứ, những chuyên gia của Nhật Bản đã xác định Bảo Lộc lá xứ tốt nhất Việt Nam để làm tơ lụa.
Tại Bảo Lộc, trong hai năm trở lại đây, sản lượng tơ, lụa ổn định ở mức khoảng 1000 tấn tơ tằm một năm, khoảng 3,5 triệum2 lụa. Đây là vùng chuyên sản xuất tơ và lụa tơ tằm, không sản xuất sợ pha hoặc lụa có pha sợi tổng hợp.
Theo ghi nhận đến cuối năm 2019, Tơ và lụa Bảo Lộc đã có mặt ở các thị trường khó tính như Nhật, Ấn Độ, Ý, Anh, Pháp và các nước khu vực Trung Đông. Chiếm 80% tổng sản lượng xuất khẩu tơ lụa toàn quốc, Kim ngạch xuất khẩu tơ lụa hàng năm khoảng 16 – 18 triệu USD.
Khi nói về lụa tơ tằm, người tiêu dùng nghĩ ngay đến áo dài Việt Nam hoặc trang phục truyền thống các nước lân cận Việt Nam. Nhưng đó chỉ là một phần.
Thực tế, từ tơ tằm, các nhà dệt ở Bảo Lộc đã xản xuất lụa Satinh dùng may Kimono (trang phục truyền thống Nhật Bản); lụa Yozu (dùng may khăn đội đầu ở các nước khối Ả Rập, Ấn Độ; vải lụa Habuta, CDC dùng may âu phục cao cấp…
Theo các ghi chép của Hiệp hội Dâu tằm tơ Việt Nam, năm 1965, Nhật Bản đã cử chuyên gia sang miền Nam Việt Nam tiến hành khảo sát về thổ nhưỡng, thời tiết. Trồng thử giống dâu, nuôi thử giống tằm.
Kết quả thử nghiệm cho thấy việc trồng dâu nuôi tằm là nên móng của công nghiệp ươm tơ dệt lụa thích hợp một điểm ở tỉnh Kon Tum, một điểm ở tỉnh Gia Lai, 3 điểm ở tỉnh Lâm Đồng bao gồm huyện Đức Trọng, huyện Di Linh, TP.Bảo Lộc.
Dựa trên kết quả đánh giá toàn diện các điều kiện đất đai, thời tiết, khí hậu các chuyên gia Nhật Bản chọn Bảo Lộc (tỉnh Lâm Đồng) nơi trồng dâu, nuôi tằm với các giống tốt nhất của Nhật Bản thời đó.
Năm 1968, người Nhật bắt tay xây dựng Trung tâm tằm tang Bảo Lộc. Những đánh giá khoa học thực hiện ròng rã trong vòng 3 năm của các chuyên gia Nhật Bản đã giúp Việt Nam xác định được đâu sẽ là "thủ phủ tơ tằm".
Sau năm 1975, Trung tâm tằm tang Bảo Lộc được tiếp quản trở thành nơi cung cấp giống tằm cho cả nước. Về sau, phát triển thành một liên hiệp dâu tằm tơ chuyên sản xuất giống, trồng dâu nuôi tằm và ươm tơ dệt lụa.
Tơ thô được phơi khô trước khi bán cho Trung Quốc làm các món hàng thủ công mỹ nghệ. Ảnh: Phước An
Để quảng bá, khẳng định thương hiệu và chất lượng tơ lụa Bảo Lộc, TP. Bảo Lộc đã xây dựng nhãn hiệu chứng nhận "Tơ lụa Bảo Lộc" và đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho các sản phẩm Sợi tơ tằm, vải lụa tơ tằm đầu năm 2017.
Đến nay, UBND thành phố đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng nhãn hiệu chứng nhận "tơ lụa Bảo Lộc" cho 14 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất ươm tơ, dệt lụa trên địa bàn thành phố. Hiện tiếp tục triển khai đề án: "Quản lý và phát triển NHCN Tơ lụa Bảo Lộc", đề án phát triển bền vững nghành dâu tầm tơ tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2019 - 2020.
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận