29/12/2024 20:55 GMT+7

Nhanh chóng ban hành văn bản cho sắp xếp tinh gọn bộ máy, không để gián đoạn công việc

Chiều 29-12, Thủ tướng Phạm Minh Chính - trưởng Ban Chỉ đạo rà soát và tổ chức thực hiện việc xử lý vướng mắc trong hệ thống pháp luật - chủ trì phiên họp thứ tư.

Nhanh chóng ban hành văn bản cho sắp xếp bộ máy, không để gián đoạn công việc - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính - Ảnh: VGP

Tại cuộc họp, các ý kiến thảo luận về việc xử lý vướng mắc, bất cập liên quan phân cấp, phân quyền, ủy quyền; rà soát văn bản quy phạm pháp luật chịu sự tác động của việc sắp xếp tổ chức, bộ máy; một số vấn đề khác liên quan đến việc triển khai các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.

Qua rà soát đến nay, có tổng số hơn 5.000 văn bản chịu tác động trực tiếp của việc sắp xếp tổ chức bộ máy. Trong đó, có hơn 2.800 văn bản liên quan thay đổi tên gọi của cơ quan, tổ chức, đơn vị; có gần 1.900 văn bản có nội dung cần xử lý ngay và hơn 300 văn bản có nội dung cần xử lý nhưng chưa cấp thiết.

Với quan điểm phải bảo đảm hiệu quả, không hình thức, Thủ tướng cho rằng việc thực hiện rà soát các vướng mắc liên quan lĩnh vực đầu tư, tài chính, các nhiệm vụ cần phải thực hiện nhanh, ngay và luôn.

Hoàn thiện văn bản chính sách để không gián đoạn kiện toàn bộ máy

Từ kết quả của kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV cho thấy chuyển biến rõ rệt trong công tác này, nhất là việc ban hành các luật nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thi hành chính sách pháp luật.

Điều này thiết thực cho người dân, doanh nghiệp, góp phần giải phóng các nguồn lực phục vụ phát triển đất nước.

Qua đây, Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp đề xuất khen thưởng các bộ, ngành, cơ quan liên quan vì đã đầu tư rất nhiều công sức cho công tác này, động viên cán bộ "dám nghĩ dám làm".

Thủ tướng đề nghị Bộ Tư pháp rà soát lại, ban hành các chế độ chính sách, phụ cấp để động viên, bồi dưỡng cán bộ làm công tác xây dựng pháp luật; khen thưởng những ai làm tốt, không chỉ trong lĩnh vực này mà còn trong những việc khác.

Đồng thời biểu dương, đánh giá cao sáng kiến của Bộ Tư pháp về đề xuất ứng dụng công nghệ số trong tiếp nhận, xử lý phản ánh kiến nghị văn bản quy phạm pháp luật của người dân, doanh nghiệp; chỉ đạo tăng cường ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào hỗ trợ công tác này.

Đặc biệt, người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh yêu cầu các bộ, ngành phải nhanh chóng ban hành các văn bản để phục vụ tinh gọn bộ máy, bảo đảm "Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả", không để gián đoạn trong quá trình kiện toàn tổ chức bộ máy.

Việc xây dựng chính sách pháp luật phải từ bỏ tư duy "không quản được thì cấm", "không biết mà vẫn quản". Đồng thời thực hiện phương châm "ai quản lý tốt nhất thì giao cho họ, cái gì người dân, doanh nghiệp làm được, làm tốt hơn thì dứt khoát không làm".

Quản lý nhà nước chỉ tập trung xây dựng chiến lược, quy hoạch, pháp luật, cơ chế, chính sách, kiến tạo phát triển; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, thiết kế công cụ để tăng cường kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực, không "ôm" việc lên Trung ương; địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm; phải phân công rõ người, rõ việc, rõ thời gian, rõ trách nhiệm, rõ sản phẩm.

Rõ người, rõ việc, rõ hiệu quả và sản phẩm

Trong đó, việc phân công "rõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ thời gian thực hiện, rõ hiệu quả, rõ sản phẩm"; tập trung tháo gỡ, khơi thông mọi nguồn lực phục vụ cho tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo.

Thủ tướng đề nghị tháng 1-2025, cần tổ chức thực hiện sửa bốn luật gồm Luật Tổ chức Chính phủ; Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; Luật quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp…

Đồng thời cần đảm bảo nguyên tắc làm rõ quyền hạn, thẩm quyền, trách nhiệm của những người được phân cấp, phân quyền, giao quyền. Đây chính là động lực khuyến khích tinh thần dám nghĩ, dám làm; để những gì không cấm thì để không gian cho người dân, doanh nghiệp sáng tạo.

Các bộ trưởng, trưởng ngành phải trực tiếp tăng cường chỉ đạo công tác này và tập trung xây dựng cơ sở dữ liệu để từ đó hình thành AI; thúc đẩy phát triển công nghệ số, giảm đi lại của người dân, doanh nghiệp, giảm phiền hà, sách nhiễu, tham nhũng vặt.

Với các dự án luật trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 9 tới, cần tập trung tháo gỡ các nguồn lực, tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện tinh giản bộ máy tổ chức gắn với việc cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

Nhanh chóng ban hành văn bản cho sắp xếp bộ máy, không để gián đoạn công việc - Ảnh 3.Lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật là tham nhũng

TTCT - Dùng tiền bạc, quyền lực, sức ảnh hưởng để "lái" chính sách theo hướng có lợi cho mình bất chấp tác hại đối với cộng đồng là lợi ích nhóm trong xây dựng pháp luật. Chính phủ nhìn nhận vấn đề này có thực và đang tìm cách giải quyết.


Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp