13/02/2023 10:28 GMT+7

Nhân viên lễ tân và những kiến thức hữu ích trong nghề (phần 1/3)

Nhân viên lễ tân làm gì? Có nên làm lễ tân không? Học ngành nào để làm lễ tân? Vị trí lễ tân yêu cầu các kỹ năng gì? Mức lương cơ bản của lễ tân ra sao?

Nếu bạn đang quan tâm về vị trí Nhân viên lễ tân và muốn biết các thông tin có liên quan như: Nhân viên lễ tân làm gì? Có nên làm lễ tân không? Học ngành nào để làm công việc này? Các yêu cầu đối với nhân viên lễ tân là gì? Mức lương cơ bản của lễ tân ra sao?...

Hãy tham khảo ngay bài viết được CareerBuilder chia sẻ dưới đây để có câu trả lời cụ thể nhất!

1. Nhân viên lễ tân là ai?

(Receptionist) là khái niệm để chỉ người phụ trách công việc ở quầy lễ tân - một bộ phận chính tại khu vực tiền sảnh của khách sạn, nhà hàng hay công ty trong nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau. Họ là người tiếp xúc, gặp gỡ, trao đổi trực tiếp đầu tiên với khách hàng. Đây là lý do vì sao nhân viên lễ tân được đánh giá là bộ mặt của công ty.

Chất lượng phục vụ của một khách sạn, nhà hàng có được đánh giá tốt hay không phụ thuộc rất lớn vào hiệu suất hoạt động của quầy lễ tân.

Nhân viên lễ tân là người làm việc tại quầy lễ tân - Ảnh: Internet

Nhân viên lễ tân là người làm việc tại quầy lễ tân - Ảnh: Internet

Đội ngũ nhân viên lễ tân nhanh nhẹn, tác phong chuyên nghiệp, giao tiếp khéo léo sẽ giúp khách hàng có ấn tượng, thiện cảm tốt với đơn vị.

Trên thị trường việc làm hiện nay, nhân viên lễ tân là vị trí được nhiều bạn trẻ hướng đến.

2. Mô tả công việc của nhân viên lễ tân

Giống như các bộ phận khác, lễ tân cũng có những trách nhiệm, công việc riêng trong quá trình vận hành của mỗi công ty, doanh nghiệp. Tùy vào đặc thù công việc, yêu cầu, quy định ở mỗi công ty mà nhiệm vụ của nhân viên lễ tân sẽ có sự khác nhau. Song, về cơ bản thì đều bao gồm các công việc cơ bản sau:

- Chào hỏi, tiếp đón đối tác, khách hàng, giải đáp thắc mắc, xử lý các vấn đề của khách hàng một cách trực tiếp hoặc thông qua điện thoại,...

- Nhân viên lễ tân nhà hàng hoặc tòa nhà có trách nhiệm chỉ dẫn cho khách hàng số phòng, vị trí thang máy,...

- Thực hiện tiếp nhận, lưu giữ hồ sơ, thông tin của đối tác, khách hàng quan trọng.

- Tiếp nhận cũng như xử lý những cuộc gọi từ khách hàng.

- Luôn đảm bảo tốt vấn đề vệ sinh cho khu vực lễ tân. Tuân thủ đầy đủ các quy tắc, quy định của doanh nghiệp, tổ chức.

- Chịu trách nhiệm về sự an toàn của văn phòng bằng cách tuân thủ mọi quy định an toàn, đồng thời kiểm tra những người ra/vào thông qua bàn lễ tân dựa trên việc theo dõi sổ nhật ký, phát và kiểm tra thẻ thông hành của khách hàng.

- Theo dõi số lượng văn phòng phẩm tồn kho, tiến hành đặt hàng khi cần thiết.

- Phối hợp với những đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện, xử lý các công việc chung.

3. Có nên trở thành nhân viên lễ tân hay không?

3.1 Công việc, nhiệm vụ đa dạng

Như đã đề cập ở trên, ngoài trực điện thoại, làm các thủ tục check in/check out cho khách hàng,... nhân viên lễ tân cần phải luôn chuẩn bị tâm thế sẵn sàng để tiếp nhận, xử lý tất cả các vấn đề phát sinh, lời góp ý hay sự phàn nàn của khách hàng, đối tác về chất lượng dịch vụ. Ngoài ra, đôi khi lễ tân cũng được khách hàng nhờ hỗ trợ những công việc khác như: sắp xếp tour du lịch, bắt taxi, đặt nhà hàng, mua vé tham quan,...

Công việc của lễ tân khá đa dạng, có thể học được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích khi làm việc - Ảnh: Internet

Công việc của lễ tân khá đa dạng, có thể học được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích khi làm việc - Ảnh: Internet

Có thể nói, công việc của nhân viên lễ tân là vô cùng đa dạng, người làm tại vị trí này có thể học hỏi được nhiều kiến thức, kinh nghiệm hữu ích, thú vị, có thể ứng dụng trong tương lai.

3.2 Cơ hội thăng tiến trong nghề cao

Nhân viên lễ tân được đánh giá là bộ phận có cơ hội thăng tiến khá cao và hấp dẫn. Nếu biết cách học hỏi, trau dồi và tích lũy đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết trong quá trình làm việc, không ngừng cố gắng để có thể xử lý ngày một tốt hơn các công việc được đưa ra từ cấp trên hay yêu cầu từ khách hàng, bạn hoàn toàn có thể thăng tiến nhanh chóng, từ vị trí nhân viên lễ tân lên giám sát lễ tân, đến trưởng bộ phận lễ tân, phó giám đốc lễ tân và tổng giám đốc lễ tân. Đặc biệt, người làm tại vị trí này có thể đưa ra yêu cầu điều chuyển bộ phận nếu muốn.

3.3 Mở rộng mối quan hệ xã hội

Việc tiếp xúc với nhiều đối tượng khách hàng, đối tác khác nhau mỗi ngày có thể giúp lễ tân mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân một cách đáng kể. Qua đó, nâng cao cơ hội tìm hiểu được nhiều nét đặc trưng văn hóa khác nhau của nhiều nước, khu vực, rèn luyện kỹ năng giao tiếp, khả năng nắm bắt tâm lý khách hàng,... giúp công ty trở nên thuận lợi, hiệu quả hơn.

3.4 Mức lương, thưởng hấp dẫn

Theo khảo sát trên thị trường hiện nay thì mức lương của nhân viên lễ tân tuy không quá cao nhưng lại khá hấp dẫn và được hưởng thêm các khoản chia phí dịch vụ.

(Còn nữa)

Mô tả chi tiết công việc của nhân viên thủ kho (phần 1/2)Mô tả chi tiết công việc của nhân viên thủ kho (phần 1/2)

Nhân viên thủ kho là ai? Họ làm những công việc nào? Những kỹ năng, phẩm chất cần có khi ứng tuyển? Có thể tìm việc làm nhân viên thủ kho tốt ở đâu?

Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp