19/05/2015 13:16 GMT+7

Nhận 50 triệu đồng "chuyển nhượng chồng" là trái luật

TÂM LỤA ghi
TÂM LỤA ghi

TTO - Vụ việc hi hữu khi một phụ nữ ký giấy nhận 50 triệu đồng, đồng ý cho chồng mình đến chung sống với tình địch đã khiến các chuyên gia pháp lý đặc biệt quan tâm.

Vụ tranh chấp xảy ra tại xã Phú Thuận, huyện Thoại Sơn (An Giang) khi hai người phụ nữ đưa nhau đến tòa nhờ phân xử việc .

Như đã thông tin, theo bà Bùi Thị Nhị thì sau khi biết chồng mình là ông Trần Văn Thương có quan hệ với bà Bùi Thị Hiền (người phụ nữ đơn thân cùng xã), bà Nhị đã nhận 50 triệu đồng của bà Hiền và viết giấy thỏa thuận "giao chồng" cho bà Hiền như sau:

"... Tôi là Bùi Thị Nhị đồng ý cho chồng tôi là Trần Văn Thương sống cùng chung với chị Bùi Thị Hiền ngụ tại… Nay chúng tôi làm tờ thỏa thuận này để làm bằng chứng. Kể từ nay không ai xúc phạm tới ai”.

Tuy nhiên, sau đó khoảng 2 năm, do ông Thương không đến sống chung với mình nữa nên bà Bùi Thị Hiền đã đòi bà Nhị trả lại 50 triệu đồng và kiện ra tòa, trưng ra tờ giấy cho rằng số tiền trên chỉ là tiền cho bà Nhị mượn trong vòng 1 năm.

Khi xử vụ án này, TAND huyện Thoại Sơn đã tuyên buộc ông Thương, bà Nhị có trách nhiệm trả lại tiền cho bà Hiền. Bà Nhị đã kháng cáo bản án. 

Trao đổi với Tuổi Trẻ về vụ kiện hi hữu này, các luật sư, kiểm sát viên cho biết:

Luật sư HUỲNH VĂN NÔNG (Đoàn luật sư TP. HCM):

Người chồng không phải là tài sản để giao dịch

Trong vụ việc này, người chồng không phải là tài sản để có thể giao dịch, chuyển nhượng hay thế chấp. Bản chất ở đây là thỏa thuận trái pháp luật: người vợ đồng ý để chồng mình chung sống như vợ chồng với người khác - là vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Trong trường hợp pháp luật hình sự, hành chính có quy định về tịch thu 50 triệu đồng này thì nhà nước tịch thu sung công quỹ nhà nước. 

Người chồng có hành vi này có thể bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm chế độ một vợ một chồng (điều 147 Bộ luật hình sự)

Pháp luật về hôn nhân gia đình cũng cấm hành vi thỏa thuận giao nhận tiền vì mục đích trái pháp luật (cho chồng mình chung sống với người khác) này. 

Khi thụ lý vụ kiện tranh chấp, tòa án nếu xét thấy có dấu hiệu hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý. Nếu cơ quan điều tra xem xét chưa đến mức xử lý hình sự thì người chồng có thể bị xử phạt hành chính.

Khi xem xét vụ kiện dân sự, tòa cần xem đây là một trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu (vì mục đích giao dịch vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội).

Theo quy định của Bộ luật dân sự về giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu, các bên hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Cho nên, người nhận 50 triệu đồng phải trả lại cho người giao.

 

Luật gia NGUYỄN THANH LƯƠNG (Hội Luật gia quận 2, TP. HCM):

Thỏa thuận cho chồng sống với người khác là trái luật

Trong vụ việc này, người chồng không phải là tài sản thế chấp. 50 triệu đồng giống như tiền “lại quả” với nhau để yên chuyện sống tay ba. Mục đích đồng tiền bỏ ra là để mua chuộc sự im lặng cho một quan hệ không hợp pháp.

Về hình thức, tòa thụ lý vụ kiện tranh chấp hợp đồng vay mượn tài sản là có căn cứ vì người khởi kiện đưa ra được tài liệu chứng cứ ban đầu cho thấy có việc mượn tiền. 

Tuy nhiên, Bản chất đây giao dịch là trao đổi qua lại trái pháp luật, trái đạo đức nên khi xét xử, tòa tuyên các bên phải trả lại tiền cho nhau là đúng.

Bà Nhị cho rằng lý do bà Hiền đưa tiền cho bà là để bà im lặng cho bà Hiền sống chung với chồng mình, đây là thảo thuận trái pháp luật nên không được pháp luật bảo vệ.

Vì vậy, dù việc cho mượn tiền là sự thật hay nhằm che đậy quan hệ bất chính thì bà Nhị, ông Thương vẫn phải trả lại tiền cho bà Hiền.

TH.S NGUYỄN MINH SƠN (Viện KSND tỉnh Kiên Giang):

Cần giám định lại giấy thỏa thuận

Khi thụ lý vụ kiện, tòa phải xem mục đích giao dịch nhằm đạt được là gì? Có đúng là mục đích một bên là để nhượng chồng, trong khi bên kia nói cho mượn tiền "có điều kiện" là để chồng người kia về sống với mình.

Quá trình giải quyết, tòa phải xác định giao dịch này có phải là giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm đạo đức, pháp luật hay không, để có đường lối giải quyết đúng pháp luật.

Bởi nếu giao dịch dân sự hợp pháp thì tòa sẽ giải quyết theo quy định chung, nếu giao dịch vô hiệu thì tòa phải giải quyết hậu quả của giao dịch vô hiệu theo 

Khi thụ lý giải quyết một tranh chấp về dân sự, tòa án phải căn cứ vào chứng cứ do các bên đương sự cung cấp.

Theo nội dung vụ việc, giấy mượn tiền mà bà Hiền cung cấp cho tòa có chỗ tẩy xóa. Nếu các đương sự không yêu cầu giám định thì tòa bắt buộc phải làm giám định để làm căn cứ giải quyết vụ án.

Tuy nhiên cho dù đây là giao dịch dân sự hợp pháp hay vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật thì bà Nhị, ông Thương vẫn phải hoàn trả lại tiền cho bà Hiền căn cứ quy định tại điều 137 Bộ luật dân sự.

TÂM LỤA ghi
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp