12/04/2019 15:21 GMT+7

Nhân lực tạo ra giá trị du lịch, không phải cơ sở xa hoa

MINH GIẢNG
MINH GIẢNG

TTO - Ngày 12-4, Diễn đàn nguồn nhân lực du lịch Việt Nam 2019 diễn ra tại TP.HCM. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tham dự và phát biểu chỉ đạo.

Nhân lực tạo ra giá trị du lịch, không phải cơ sở xa hoa - Ảnh 1.

Các trường ĐH đào tạo ngành du lịch tại TP.HCM ký kết hợp tác tác diễn đàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Thiện Nhân, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ, lãnh đạo các bộ ngành, địa phương cũng tham dự.

Nhân lực du lịch: yếu và thiếu

Phát biểu tại diễn đàn, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết mặc dù đạt được nhiều kết quả khá tích cực nhưng du lịch thành phố vẫn còn nhiều khó khăn, lực cản khá lớn là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đào tạo du lịch chỉ đáp ứng khoảng 70% nhu cầu, thiếu hướng dẫn viên quốc tế. 

Các cơ sở đào tạo chưa được công nhận quốc tế. Nguồn nhân lực du lịch cả nước và TP.HCM đối diện với sự cạnh tranh từ các nước khi thỏa huận tự do chuyển dịch lao động trong khu vực ASEAN.

Nhân lực tạo ra giá trị du lịch, không phải cơ sở xa hoa - Ảnh 2.

Thủ tướng Nguyễn Xuận Phúc phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi đó, ông Bùi Tá Hoàng Vũ - giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - cung cấp thông tin: theo Diễn đàn kinh tế thế giới, sự hấp dẫn điểm đến của Việt Nam năm 2015 là 75/136, năm 2017 xếp vị trí 67 và là 10 quốc gia có sự tăng trưởng mạnh về du lịch. 

Việt Nam có nhiều tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng phát triển nhưng nguồn nhân lực chưa đáp ứng được sự phát triển, đây là hạn chế rất lớn. Năng suất lao động cũng còn thấp. Một lao động ngành du lịch Việt Nam tạo ra chỉ hơn 3.000 USD, Singapore 47.000 USD, Thái Lan hơn 6.800 USD. 

Chỉ số cạnh tranh tài nguyên du lịch của Việt Nam 4.0/7, cao hơn nhiều so với mức 2.4 của Singapore nhưng chất lượng cạnh tranh nguồn nhân lực của họ là 5.6/7 trong khi của Việt Nam chỉ là 4.9.

"Mỗi năm, ngành du lịch cả nước cần khoảng 40.000 lao động qua đào tạo nhưng khả năng đáp ứng chỉ khoảng 15.000, trong đó chỉ có 12% có trình độ ĐH, CĐ. Tại TP.HCM, số lao động qua đào tạo mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ - tổng giám đốc Vietravel  - chia sẻ: Trong tổng số lao động trong ngành du lịch năm 2017, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong ngành du lịch - dịch vụ và lưu trú đã qua đào tạo chiếm khoảng 14,6%. Con số này còn khá khiêm tốn so với tổng nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch, là lỗ hổng lớn trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cho ngành du lịch.

Do vậy, cần có chiến lược từ trường phổ thông, trường ĐH nên đào tạo cử nhân thực hành nhiều hơn nữa, sinh viên cũng phải có sự chuẩn bị tốt hơn. 

Ở góc độ đơn vị đào tạo, bà Mai Hồng Quỳ - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - đánh giá nguồn nhân lực du lịch Việt Nam hiện thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mạng lưới trường ĐH, CĐ, trung cấp và các cơ sở đào tạo nghề du lịch tăng rất nhanh. 

Tháng 8-2010 có 284 cơ sở đào tạo du lịch thì đến 2-2019 có 346 cơ sở đào tạo, trong đó 115 cơ sở đào tạo ĐH, CĐ. Tuy nhiên có đến 50% người lao động trong lĩnh vực du lịch rất yếu ngoại ngữ, thời gian thực hành tại doanh nghiệp chưa đạt 50%.

Thay đổi chương trình và phương pháp đào tạo

Một trong những nguyên nhân dẫn đến nguồn nhân lực ngành du lịch - nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - vừa thiếu, vừa yếu, được nhiều đại biểu đưa ra đó là chính sách, phương thức đào tạo, chương trình đào tạo chưa gắn với thực tế, ít thực hành.

Nhân lực tạo ra giá trị du lịch, không phải cơ sở xa hoa - Ảnh 3.

Chủ tịch UBND TP.HCM phát biểu tại diễn đàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Bà Mai Hồng Quỳ đặt câu hỏi: Thế nào là nguồn nhân lực chất lượng cao? Trước đây người học cử nhân được coi là chất lượng cao nhưng trong xu thế quốc tế hóa hiện nay, cần xác định nguồn nhân lực chất lượng cao là cử nhân trở lên và đáp ứng chuẩn quốc tế - bằng cấp được liên thông và chấp nhận quốc tế.

Để có được nguồn nhân lực cao, các trường cần phải thay đổi từ phương pháp, chương trình đào tạo, tăng thời lượng thực hành thực tế, kết nối doanh nghiệp trong đào tạo. 

Bà Quỳ kiến nghị chương trình đào tạo của các trường phải chú trọng kiến thức liên ngành cho sinh viên. Ngoại ngữ là một trong những yếu tố tiên quyết: chuẩn đầu ra ngoại ngữ nên là chuẩn quốc tế (chuẩn của ĐH Hoa Sen là 5.5 IELTS).

Bên cạnh đó cần giáo dục ý thức phát triển bền vững cho sinh viên. Cần quan tâm sâu sát vấn đề thực hành, thực tập của sinh viên. Kết cấu chương trình thực hành và lý thuyết là 50-50 và đưa sinh viên thực hành tại các doanh nghiệp về du lịch.

Nhân lực tạo ra giá trị du lịch, không phải cơ sở xa hoa - Ảnh 4.

GS.TS Mai Hồng Quỳ - hiệu trưởng Trường ĐH Hoa Sen - phát biểu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành du lịch tại diễn đàn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Trong khi đó ông Nguyễn Quốc Kỳ kiến nghị cần cập nhật chuẩn đào tạo du lịch theo quốc tế, cho phép trường được chọn chương trình đào tạo quốc tế, liên thông quốc tế. Quy hoạch trung tâm du lịch phải quy hoạch trường đào tạo trước khi duyệt. 

ĐH cần chú trọng đào tạo cử nhân thực hành. Khuyến khích thành lập trường trong doanh nghiệp và có các ưu đãi về đất, quy mô đào tạo, giảng viên, nếu không doanh nghiệp sẽ rất khó tham gia.

Ghi nhận những kiến nghị này, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết bộ đã có nhiều chính sách liên quan đến đào tạo nhân lực du lịch như đơn vụ đào tạo được linh hoạt mở mã ngành du lịch; chuyển nhiều sinh viên các ngành khác có nhu cầu chuyển sang ngành du lịch bằng phương thức đào tạo gắn kết doanh nghiệp; công nhận các tín chỉ, kỹ năng mà doanh nghiệp đã đào tạo - đa dạng hóa phương thức đào tạo dựa trên chuẩn đầu ra thống nhất.

Bộ ghi nhận những vướng mắc và sẽ thực hiện đa dạng phương thức đào tạo, công nhận chuyển đổi giữa các ngành, không cứng như thời gian vừa qua. Bên cạnh đó bộ cũng sẽ rà soát sắp xếp các cơ sở bồi dưỡng cán bộ du lịch theo hướng chuẩn hóa. 

Song song đó sẽ sắp xếp phân bổ theo không gian gắn với vùng phát triển du lịch để học sinh học gắn với thực hành; khuyến khích xã hội hóa, nhất là doanh nghiệp du lịch tham gia đào tạo, chuẩn mực quốc tế hóa.

Trường, doanh nghiệp du lịch phải xem lại mình

Phát biểu tại diễn đàn, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng nhiều ý kiến băn khoăn có đủ nguồn nhân lực chất lượng hay không nhưng ngành du lịch có đủ hấp dẫn để cạnh tranh thu hút nhân tài, thu hút lao động có kỹ năng trong nước và quốc tế tham gia lĩnh vực này hay không? Chính sách đãi ngộ thu hút nhân tài như thế nào? Những công ty, đơn vị du lịch là những nơi trả lời tốt nhất câu hỏi này.

"Vì sao chưa có nguồn nhân lực tốt ở trường mình, công ty mình? Tiên trách kỷ hậu trách nhân. Trường mọc lên như nấm mà chất lượng chưa đạt yêu cầu là câu hỏi với các vị. Trường không có mô hình thực hành thì học hành rất xa vời", Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng nhấn mạnh để phát triển du lịch, những người lái taxi, cộng đồng là những người rất quan trọng chứ không chỉ là người đào tạo ở các trường. "Tính hiệu quả gắn với giá trị và chất lượng mang lại, những người thân thiện hữu ích có giá trị hơn nhiều với những cơ sở hạ tầng xa hoa. Phải phát huy nguồn nhân lực đó", Thủ tướng lưu ý, đồng thời nhấn mạnh để thực hiện chương trình đột phá, cần phải tập trung vào "3C": Con người - Cơ sở hạ tầng - Chiến lược.

Ngày hội Du lịch TP.HCM 2019 chào hàng 70.000 tour hè giảm

TTO - 70.000 tour du lịch trong và ngoài nước được các hãng lữ hành cam kết giảm giá "sốc" cho khách hàng nếu đăng ký mua tour tại Ngày hội Du lịch TP.HCM dịp hè 2019 từ 11 đến 14-4. 800 vé miễn phí cũng được tặng tại ngày hội...

MINH GIẢNG
Trở thành người đầu tiên tặng sao cho bài viết 0 0 0
Bình luận (0)
thông tin tài khoản
Được quan tâm nhất Mới nhất Tặng sao cho thành viên
    - xem bóng đá trực tuyến - 90phut - cakhia - mitom - xoilactv - bóng đá trực tuyến - bóng đá trực tiếp