Bài 1: Quyền lực thuộc ai?Bài 2: Nén bạc đâm toạc kết quả
Phóng to |
Sẽ rất khó yêu cầu các nhà tổ chức chương trình loại bỏ hình thức nhắn tin bình chọn nhằm đảm bảo phần nào sự trong sạch cho các cuộc thi, giải thưởng. Nhưng với những biến tướng hiện nay, một sự can thiệp là vô cùng bức thiết để giữ uy tín cho các chương trình.
Hành lang kỹ thuật
Muốn chơi đẹp thì phải tin tưởng nhau Tập trung vào chương trình Bài hát yêu thích lùm xùm gần đây nhất, bà Huyền Thanh - phó Ban văn nghệ Đài truyền hình VN - cho biết: Cũng như VN Idol hay The Voice, Bài hát yêu thích là chương trình xã hội hóa do VTV phối hợp với một công ty tổ chức biểu diễn thực hiện. Đấy là Công ty Bài hát yêu thích. VTV, mà đại diện ở đây là Ban văn nghệ chỉ chịu trách nhiệm về nội dung chương trình và thể lệ cuộc chơi. Đối tác xã hội hóa chịu trách nhiệm về tổ chức sản xuất và bình chọn bằng tin nhắn. Riêng Bài hát yêu thích, chúng tôi không tổ chức một cuộc thi xem ai giỏi nhắn tin hơn mà cần một chương trình có lượng người hâm mộ thật sự nên mỗi số điện thoại chúng tôi cố gắng xác định một chủ sở hữu thực. Tất nhiên VTV sẽ không thể đi kiểm tra bằng cách gọi điện thoại cho từng số thuê bao gửi tin nhắn, nhưng một khi đã tin tưởng đối tác - người đã sử dụng cách kiểm soát kết quả tin nhắn bằng cách thuê một công ty kiểm toán độc lập - thì cũng phải biết chấp nhận kết quả họ đưa ra. Đây là một cuộc chơi, mà muốn chơi vui, chơi đẹp thì đầu tiên là phải biết tin tưởng lẫn nhau đã chứ. Hơn nữa, ngoài tin nhắn, chúng tôi còn thành lập một hội đồng bình chọn là các khán giả có danh tánh rõ ràng, có nghề nghiệp, thành phần xã hội khác nhau và luôn thay đổi, họ chấm điểm công khai các bài hát trong danh sách và tất cả đều có thể kiểm tra trên website. Chắc chắn hội đồng mang tính xã hội hóa khá cao này cũng phản ánh tương đối chính xác tương quan kết quả bình chọn bằng tin nhắn Th.H. ghi |
Động tác khống chế các nhà mạng khuyến mãi nạp sẵn tiền, phải thu phí thuê bao sim mới, không được bán sim trắng với giá thấp hơn giá sim trắng cộng phí thuê bao... của cơ quan chức năng đang được hi vọng sẽ giúp giảm bớt tình trạng thuê bao ảo, bình chọn giả tại các giải thưởng, cuộc thi. Nếu điều đó xảy ra, liệu kết quả các cuộc chơi hiện được xem là nằm trong tay nhà giàu có trở về với các fanclub hùng mạnh của nghệ sĩ và vẫn không thoát khỏi tay các nhà cung cấp dịch vụ nhắn tin?
Qua nhiều mùa, nhiều chương trình của Đông Tây Promotion vẫn được đánh giá cao về độ tin cậy khi ban tổ chức ra quy định mỗi thuê bao điện thoại chỉ được nhắn duy nhất một tin (trường hợp nhắn nhiều, sẽ chỉ công nhận tin nhắn cuối như quyết định cuối cùng của khán giả). Tiến thêm một bước, Đông Tây khống chế thời gian bình chọn chỉ trong 2-3 giờ (cùng giờ phát sóng chương trình), luôn mời công ty kiểm toán độc lập theo dõi kết quả và phối kiểm với đơn vị kiểm soát tổng đài. Tại Giải thưởng truyền hình HTV (HTVA), Đông Tây thậm chí không đụng vào phiếu bầu của các nhà báo mà yêu cầu chuyển trực tiếp cho đại diện công ty kiểm toán có mặt trong buổi họp báo. Trong các gala trao giải, toàn bộ số liệu bình chọn của mỗi thí sinh, nghệ sĩ đều được công bố và luôn sẵn sàng cung cấp dữ liệu chi tiết cho truyền thông khi cần. Trong vụ lùm xùm của Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà mùa HTVA 2012, trước phản ứng của fan Mỹ Tâm đòi “đập tan dối gian”, Đông Tây đã lập tức gửi cho báo chí số liệu bình chọn đã được kiểm toán xác nhận.
Để chống lại việc nhân viên kỹ thuật phụ trách phần mềm thống kê can thiệp cơ sở dữ liệu, tạo ra các bình chọn ảo, một giải pháp đã được đưa ra: phối kiểm với chính nhà cung cấp dịch vụ mạng (Telcos), thay đổi mật khẩu cơ sở dữ liệu sau khi các lập trình viên hoàn chỉnh phần mềm.
Câu chuyện ý thức
Trước và trong nhiều cuộc thi, giải thưởng, người ta vẫn thường nhìn thấy cảnh các fanclub nghệ sĩ kêu gọi, hướng dẫn nhau các phương thức bình chọn, cách “qua mặt” các tổng đài và tích cực nhắn tin. Trong nhiều trường hợp, lời kêu gọi được chính nghệ sĩ phát đi.
Tất nhiên, không có gì sai trong việc “vận động bầu cử”, nhưng đến mức sử dụng thủ thuật thì cuộc chơi đã không còn mang tính nghệ thuật nữa. Vẫn biết chi phí nhắn tin để giành chiến thắng cộng sự nổi tiếng nhờ danh hiệu (trong nhiều trường hợp sẽ giúp tăng thù lao biểu diễn) nếu đem trừ cho trị giá giải thưởng cũng không cao lắm so với chi phí thực hiện các sản phẩm nghệ thuật nghiêm túc, có khi còn lời (1 tỉ đồng tiền thưởng của Bài hát yêu thích thừa sức để thuê dịch vụ nhắn tin), nhưng sự thành công bề nổi đó không thể giúp nghệ sĩ, thí sinh được yêu thích thật sự trong cuộc đua giành tình yêu, sự ủng hộ của khán giả.
Các cuộc thi, giải thưởng chỉ là những dấu mốc trên hành trình nghệ thuật vốn rất dài của nghệ sĩ. Hàng loạt chương trình như Bước nhảy hoàn vũ, Cặp đôi hoàn hảo, Vietnam’s got talent... suy cho cùng cũng chỉ là các TV Show - những cuộc chơi. Dẫu là chơi cũng nên chơi đẹp và sòng phẳng để nếu có thua ta vẫn có thể ngẩng cao đầu.
Khi chi tiền nhắn tin, hơn ai hết, nghệ sĩ biết rằng mình đang mua giải thưởng chứ không phải vì được ủng hộ. Nếu là một nghệ sĩ nghiêm túc với chính mình và với nghệ thuật, sẽ không ai cho phép bản thân làm như thế. Còn với khán giả, giúp thần tượng chiến thắng bằng cách nhắn tin tràn lan bất chấp chất lượng sản phẩm, hoạt động nghệ thuật cũng đồng nghĩa với việc ta tạo cho thần tượng một sự ảo tưởng về bản thân và đồng thời tước đoạt sự tôn vinh dành cho những người thật sự xứng đáng. Trong lĩnh vực bản quyền tác phẩm âm nhạc đang nóng thời gian gần đây, nhạc sĩ Quốc Trung đã đưa ra lời kêu gọi “Nghe có ý thức”. Nên chăng chúng ta cũng tự tập cho mình thói quen “Nhắn có ý thức” để trả mọi thứ về đúng giá trị của nó?
Bà Vương Bích Thu (phó trưởng ban tổ chức chương trình Bài hát yêu thích): Cân nhắc bỏ hình thức nhắn tin Có hay không quyền lực của khán giả trong việc nhắn tin bình chọn trong các cuộc thi, các sân chơi âm nhạc? Câu trả lời của tôi là sẽ có nếu ban tổ chức của chương trình quy định rõ ràng về việc hạn chế số lượng tin nhắn bình chọn trên một thuê bao và tình trạng mua sim để nhắn. Nếu không, cuộc chơi sẽ chỉ còn thuộc về ai nhiều tiền hơn mà thôi. Bởi ví dụ như trong trường hợp của Bài hát yêu thích thông qua việc kiểm tra tin nhắn bình chọn, chúng tôi nhận thấy lực lượng nhắn tin chủ yếu là giới trẻ. Bên cạnh đó cũng có người trung niên và cả người cao tuổi nhưng đối tượng này không nhiều. Và đối tượng rất lớn còn lại là các fanclub được tổ chức chuyên nghiệp. Với những lùm xùm về việc nhắn tin bình chọn diễn ra trong thời gian gần đây, hiện chúng tôi đang cân nhắc hoặc là bỏ hình thức nhắn tin bình chọn hoặc là hạn chế sự ảnh hưởng của hình thức này bằng cách giảm bớt tỉ lệ phần trăm quyết định trên tổng kết quả cũng như giảm số lượng tin nhắn là một tin nhắn/một thuê bao/một bài hát/ngày. Tôi cũng hi vọng hình thức nhắn tin thực và dân chủ sẽ nhanh chóng trở lại để những chương trình có bình chọn lấy lại được niềm tin của khán giả. Minh Trang ghi Ông Nguyễn Sơn Hải (phó trưởng phòng kinh doanh Vinaphone): Nên có giám sát bầu chọn Tôi nghĩ vấn đề lùm xùm tin nhắn bầu chọn nằm ở sự công tâm và cách thức tổ chức của những người làm chương trình. Khi làm các chương trình, ngoài việc đăng ký xin phép cơ quan chức năng, chúng tôi thường mời các đơn vị khác như: cục xúc tiến thương mại, báo chí... tham gia làm giám sát quá trình thực hiện (giám sát từ các thuật toán kỹ thuật, quy định đến kết quả bình chọn) để đảm bảo tính minh bạch. Đối với chương trình bầu chọn qua tin nhắn, lượng tin nhắn người dùng gửi đến các nhà mạng di động đều chính xác tuyệt đối và được chuyển tiếp đến các công ty nội dung số phụ trách việc bình chọn. Việc chênh lệch nếu xảy ra chỉ có thể do sự “nhào nặn” của công ty nội dung số. Do đó rất cần có một hội đồng giám sát gồm nhiều thành phần trung lập để theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện. Về trách nhiệm trong vấn đề này, các nhà mạng di động sẵn sàng hợp tác trợ giúp đối soát khi có yêu cầu từ cơ quan điều tra có thẩm quyền. Đức Thiện ghi |
Tối đa: 1500 ký tự
Hiện chưa có bình luận nào, hãy là người đầu tiên bình luận